Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Huyện uỷ Dương Minh Châu: Tổ chức toạ đàm biên soạn lịch sử xã Bến Củi
Thứ năm: 02:53 ngày 10/05/2012

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Việc viết lịch sử xã Bến Củi mang ý nghĩa tinh thần to lớn đối với cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân và để giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ ở địa phương.

(BTNO)- Ngày 10.5, Huyện uỷ Dương Minh Châu và Đảng bộ xã Bến Củi đã tổ chức buổi toạ đàm thực hiện đề tài biên soạn lịch sử của xã. Nhiều đồng chí cán bộ đã từng sống, chiến đấu trên địa bàn xã Lộc Ninh qua các thời kỳ chống giặc ngoại xâm đã về dự.

Ông Nguyễn Nam Giang- Phó Bí thư thường trực Huyện uỷ Dương Minh Châu đã đến dự và phát biểu chỉ đạo.

Ông Nguyễn Nam Giang- Phó Bí thư thường trực Huyện uỷ Dương Minh Châu phát biểu chỉ đạo tại buổi toạ đàm

Đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp đã cho xây dựng đồn điền cao su tại xã Bến Củi để thực hiện chính sách khai thác thuộc địa. Nơi đây được xem là cái nôi của giai cấp công nhân Tây Ninh. Trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc qua 2 cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, Bến Củi là địa bàn trọng yếu của huyện Dương Minh Châu, là căn cứ địa cách mạng, là hành lang chiến lược giữa các chiến khu: Bắc Tây Ninh, Bời Lời với chiến khu Dương Minh Châu nên bị kẻ thù tập trung càn quét, đánh phá ác liệt. Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân xã Bến Củi đã có nhiều đóng góp trong việc cung cấp sức người, sức của phục vụ kháng chiến, che giấu cán bộ, nuôi quân, tổ chức hàng trăm trận đánh lớn nhỏ tiêu diệt nhiều sinh lực địch, thu nhiều vũ khí, khí tài của giặc, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ vững chắc một vùng chiến khu rộng lớn.

Tháng 3.1975, Bến Củi là xã đầu tiên của huyện được giải phóng. Năm 1994, xã Bến Củi đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Việc viết lịch sử xã Bến Củi mang ý nghĩa tinh thần to lớn đối với cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân và để giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ ở địa phương.

Tại buổi toạ đàm, các nhân chứng đã có nhiều ý kiến đóng góp cho đề cương biên soạn lịch sử của xã giai đoạn từ 1930 - 1954, đồng thời cung cấp nhiều tư liệu quan trọng, có giá trị, giúp cho ban biên soạn lịch sử phản ánh một cách khách quan, sinh động và chính xác những sự kiện lịch sử diễn ra ở địa phương đến năm 1975.

Ngoài 2 xã Cầu Khởi và Chà Là đã viết xong lịch sử địa phương, đợt này có 4 xã gồm: Bến Củi, Phước Ninh, Lộc Ninh, Phước Ninh đã được Huyện uỷ Dương Minh Châu đồng ý cho tiến hành biên soạn lịch sử truyền thống cách mạng, giai đoạn 1930 - 1975 và dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2013.

Giang Sơn

Từ khóa:
data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục