Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Cẩm nang nhận diện và phòng, chống lừa đảo trực tuyến
Bài 10: Cảnh giác chiêu trò hỗ trợ lấy lại tiền bị lừa
Thứ tư: 14:53 ngày 19/07/2023

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Đánh vào tâm lý hoang mang của những người vừa bị mất tiền, nhiều đối tượng đã đóng vai luật sư, nhân viên ngân hàng, kỹ sư công nghệ thông tin cung cấp dịch vụ hỗ trợ lấy lại tiền bị lừa nhưng thực chất là để đưa nạn nhân "vào tròng" thêm một lần nữa.

“Dịch vụ” lấy lại tiền khi đã bị lừa

Đối tượng lừa đảo xây dựng một nhân vật đáng tin cậy, thông qua việc tạo các hồ sơ, trang web hoặc tài liệu giả, sau đó tìm cách tiếp cận nạn nhân, thuyết phục rằng họ có khả năng lấy lại số tiền đã mất. Khi nạn nhân tin tưởng, đối tượng yêu cầu thanh toán “phí” xử lý.

Để phòng tránh, luôn kiểm tra và xác nhận rõ ràng nguồn gốc và mục đích của giao dịch chuyển tiền trước khi thực hiện; không chuyển tiền dựa trên các yêu cầu đột xuất, không xác định hoặc không rõ ràng. Kiểm tra kỹ các thông tin liên quan đến người nhận và số tài khoản trước khi thực hiện giao dịch chuyển tiền. So sánh thông tin với nguồn tin chính thức hoặc thông qua ngân hàng chủ quản để đảm bảo tính xác thực.

Khi nhận được cuộc gọi, tin nhắn hoặc yêu cầu thông tin cá nhân qua điện thoại, hãy xác minh danh tính của người gọi bằng cách yêu cầu thông tin địa chỉ, số điện thoại liên hệ hoặc liên lạc lại qua một kênh tin cậy khác.

Nếu nghi ngờ, ngay lập tức báo cáo sự việc cho cơ quan chức năng, như cảnh sát hoặc ngân hàng, để họ tiến hành điều tra và cung cấp sự hỗ trợ.

- Luôn luôn cảnh giác và không đồng ý thực hiện bất kỳ giao dịch tài chính nào mà không có đầy đủ thông tin và xác minh. Bảo vệ thông tin tài chính cá nhân của bạn và tìm hiểu thêm về các hình thức lừa đảo phổ biến để tránh trở thành nạn nhân.

Lừa đảo lấy cắp Telegram OTP

Đối tượng lừa đảo gửi thông báo giả từ tài khoản Telegram được giả danh như một cơ quan chính phủ, tổ chức tài chính, hoặc một người có uy tín cao, bảo rằng đang nghi ngờ có 2 tài khoản giả mạo nạn nhân, nên cần nạn nhân chụp hình screenshot để xác minh coi có đúng không, nhưng trong lúc này kẻ lừa đảo đã dùng số điện thoại của nạn nhân và chọn chức năng quên mật khẩu của Telegram, lúc này khi chụp hình screenshot thì vô tình để nạn nhân thấy luôn mã OTP từ Telegram mới gửi về.

Khi người khác chụp màn hình và cung cấp cho kẻ lừa đảo, lúc đó có thể nhận được mã OTP thông qua hình ảnh đó. Sử dụng mã OTP để truy cập vào tài khoản Telegram của họ.

Để phòng tránh, hãy cảnh giác với các hình thức lừa đảo thông qua việc tìm hiểu về các chiêu trò phổ biến mà đối tượng lừa đảo thường sử dụng. Điều này giúp bạn nhận ra các tín hiệu đáng ngờ và tránh rơi vào bẫy.

Khi bạn nhận được cuộc gọi, tin nhắn hoặc yêu cầu thông tin cá nhân qua điện thoại, hãy xác minh danh tính của người gọi bằng cách yêu cầu thông tin địa chỉ, số điện thoại liên hệ hoặc liên lạc lại qua một kênh tin cậy khác.

Không chia sẻ thông tin cá nhân nhạy cảm, như số OTP, mật khẩu hoặc thông tin tài khoản, với bất kỳ ai nếu không có lý do hợp lý và tin cậy.

Luôn xác minh nguồn tin trước khi tin tưởng và cung cấp thông tin nhạy cảm. Đảm bảo rằng bạn đang giao tiếp với người hoặc tổ chức đáng tin cậy bằng cách kiểm tra thông tin liên lạc và xác minh danh tiếng của họ.

Cài đặt và cập nhật các phần mềm bảo mật, chống virus và chống phishing để giảm khả năng bị tấn công và lừa đảo qua Internet.

Nếu bạn phát hiện hoạt động lừa đảo hoặc nghi ngờ một ai đó đang cố gắng lừa bạn, hãy báo cáo ngay lập tức cho các cơ quan chức năng hoặc tổ chức có thẩm quyền để giúp ngăn chặn hành vi xấu.

Hy Uyên

(còn tiếp)

Tin cùng chuyên mục