Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí:
Bài học không bao giờ cũ
Thứ sáu: 05:49 ngày 06/01/2023

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Khi có việc đáng làm, việc lợi ích cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng.

Năm 2022, tiết kiệm trong quản lý đầu tư xây dựng đạt trên 199,6 tỷ đồng. Trong ảnh: Thi công một tuyến đường giao thông trên địa bàn tỉnh

Tư tưởng và tấm gương sáng về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện rõ trong các bài viết và những mẩu chuyện kể về Người. Kế thừa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các địa phương ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trong giai đoạn hiện nay được đẩy mạnh, gắn với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Thông qua các chủ trương, chính sách, pháp luật và công tác tuyên truyền để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành thói quen, đức tính, nhiệm vụ hằng ngày của mỗi tổ chức, cá nhân, trước hết là vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu.

Thông qua các chủ trương, chính sách, pháp luật và công tác tuyên truyền để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành thói quen, đức tính, nhiệm vụ hằng ngày của mỗi tổ chức, cá nhân, trước hết là vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu.

Nêu gương từ cán bộ, đảng viên

Trong bài báo “Thế nào là kiệm” đăng trên Báo Cứu quốc ngày 31.5.1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi… Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu.

Khi có việc đáng làm, việc lợi ích cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng”. Theo Người, cần, kiệm phải là đức tính đầu tiên của người cách mạng, đối lập với nó là lãng phí. Có tiết kiệm, không hoang phí xa xỉ thì mới giữ được liêm khiết, trong sạch. Nếu hoang phí, xa xỉ thì ắt tìm cách xoay tiền. Do đó mà sinh ra hủ bại, nhũng lạm, giả dối.

Kế thừa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các địa phương ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trong giai đoạn hiện nay càng được đẩy mạnh, gắn với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Chỉ thị số 21-CT/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhận định tình hình lãng phí vẫn còn xảy ra nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội, nhất là bối cảnh kinh tế đất nước và đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.

Chỉ thị yêu cầu tăng cường tuyên truyền, giáo dục để cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu đúng và thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Mở cuộc vận động sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội theo hướng lành mạnh, tiết kiệm, tránh xa hoa, lãng phí; tổ chức các ngày kỷ niệm theo hướng tiết giảm quy mô, thời gian, thật sự tiết kiệm, có ý nghĩa giáo dục cao; hạn chế tối đa hội nghị có quy mô toàn quốc, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để tiến tới họp trực tuyến trong chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc; chấn chỉnh việc cử đoàn đi tham quan, khảo sát, học tập kinh nghiệm nước ngoài...

Quy định số 37-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm do Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành năm 2021 nêu rất cụ thể những việc đảng viên không được làm gắn với nội dung thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Cụ thể: “Không thực hành tiết kiệm, để xảy ra thất thoát, lãng phí trong việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công; mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công trái quy định” (Điều 16) và “tổ chức việc cưới, việc tang và các sự kiện khác của cá nhân, gia đình xa hoa, lãng phí hoặc nhằm mục đích vụ lợi” (Điều 18).

Những yêu cầu, quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đối với cán bộ, đảng viên cũng là cơ sở để đánh giá chất lượng tổ chức đảng, đảng viên hằng năm. Gắn với thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18.5.2021 của Bộ Chính trị, nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là những bài học thường xuyên, không bao giờ cũ và rất thiết thực với mọi tổ chức, cá nhân. 

Từ năm 2023, phát động trong toàn quốc cuộc vận động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 được Quốc hội khoá XV lựa chọn là chủ đề giám sát tối cao của Quốc hội năm 2022. Trong năm, Đoàn ĐBQH tỉnh đã thành lập đoàn giám sát chuyên đề thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 đối với một số địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND tỉnh.

Thảo luận tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XV, đại biểu Hoàng Thị Thanh Thuý- Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị cần quán triệt sâu sắc, hiệu quả hơn nữa để việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành suy nghĩ thường trực trong mỗi việc làm hằng ngày của đảng viên, cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu; phát huy hơn nữa vai trò giám sát của nhân dân, phải tạo cơ chế thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể các cấp tham gia giám sát hiệu quả; có biện pháp tuyên dương, khen thưởng về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chú trọng trách nhiệm giải trình, xử lý, làm gương để ngăn chặn thất thoát, lãng phí, đáp ứng mong mỏi của cử tri và nhân dân cả nước.

Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, đại biểu Trần Hữu Hậu đề nghị cần quan tâm hơn đến sự lãng phí vô hình. Những câu chuyện về việc không thể tự chủ bệnh viện, bất cập trong đấu thầu thuốc, vật tư y tế, cán bộ công chức không dám làm những việc cần làm gây trì trệ cho bộ máy, lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc hay các quy định về sử dụng nguồn đầu tư công còn bất cập, phát sinh nhiều chi phí, thời gian, thủ tục.

Có thể thấy, nội dung cuộc giám sát chuyên đề và qua thảo luận tại 4 phiên họp của Quốc hội đã đánh giá toàn diện về kết quả, hạn chế, khó khăn, xác định nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kiến nghị giải pháp, góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan. Hoạt động giám sát chuyên đề cũng mang lại hiệu quả rất lớn trong tuyên truyền, tác động chuyển biến cả về nhận thức và trách nhiệm của các cấp, ngành, các đơn vị, địa phương trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Ngày 15.11.2022, với 487/488 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết số 74/2022/QH15 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Nghị quyết nêu rõ: đổi mới mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến nhằm thay đổi nhận thức, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại từng cơ quan, tổ chức, cá nhân, cả khu vực công cũng như khu vực tư, để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thực sự trở thành văn hoá ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực của đất nước để phát triển nhanh và bền vững. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành liên quan đến việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Xử lý nghiêm minh, kịp thời trách nhiệm các tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Từ năm 2023, phát động trong toàn quốc cuộc vận động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Chính phủ tổ chức phong trào thi đua về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất, tiêu dùng ở mọi cấp, mọi ngành và trong nhân dân với chủ đề, nội dung, hình thức thiết thực, hiệu quả; kịp thời biểu dương khen thưởng điển hình tiên tiến trong thực hiện tốt công tác này. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Từ năm 2023, thường xuyên đánh giá hiệu quả và chất lượng chính sách sau ban hành để kịp thời điều chỉnh các bất cập, mâu thuẫn nhằm hạn chế thất thoát, lãng phí nguồn lực. Chú trọng xây dựng chính sách quốc gia về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong từng giai đoạn đối với một số lĩnh vực then chốt như tiết kiệm năng lượng, quản lý, khai thác, sử dụng đất, tài nguyên, khoáng sản.

Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định số 1658/QĐ-TTg ban hành chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023. Đây là cơ sở để các địa phương- trong đó có Tây Ninh- tổ chức thực hiện, đặc biệt chú trọng làm tốt thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước, trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, tài sản công, khai thác và sử dụng tài nguyên, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp và trong tổ chức bộ máy, quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động. Qua đó góp phần huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh.

Năm 2022, Tây Ninh tiết kiệm cho ngân sách gần 490 tỷ đồng

Theo báo cáo của UBND tỉnh, năm 2022 các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm triển khai thực hiện tốt các cơ chế quản lý tài chính, đẩy mạnh giao quyền tự chủ; xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ cụ thể, rõ ràng; công khai các định mức, tiêu chuẩn chế độ chi tiêu, sử dụng ngân sách; xây dựng phương án chi trả thu nhập, thực hiện tốt công tác công khai tài chính, góp phần cải tiến lề lối làm việc, cải cách hành chính, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi lãng phí, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các nguồn lực.
Năm 2022, chưa phát hiện tổ chức, cá nhân vi phạm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Kết quả toàn tỉnh đã tiết kiệm cho ngân sách trên 488,9 tỷ đồng, chủ yếu ở các lĩnh vực: tiết kiệm trong lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ dự toán ngân sách Nhà nước trên 199,5 tỷ đồng; tiết kiệm qua sử dụng và quyết toán ngân sách Nhà nước trên 71,3 tỷ đồng; tiết kiệm trong quản lý đầu tư xây dựng trên 199,6 tỷ đồng; tiết kiệm chi phí, giá thành sản xuất kinh doanh trên 17,7 tỷ đồng.

Phương Thuý

Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh