Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Bộ trưởng TN&MT nói về vấn đề ô nhiễm và xử lý ô nhiễm môi trường
Thứ ba: 13:39 ngày 05/06/2018

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Vấn đề ô nhiễm và xử lý ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí,… là vấn đề lớn được các đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm đặt câu hỏi đối với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hội.

Đại biểu Hoàng Văn Hùng (Thái Nguyên) nêu vấn đề: Trong thời gian vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có nhiều giải pháp về xử lý ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục xảy ra.

Việc xử lý chưa hiệu quả và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất, sinh hoạt của nhân dân, nhất là ở trên các sông, như sông Đáy, sông Nhuệ, sông Châu Giang, sông Cầu, sông Đồng Nai. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của bộ và giải pháp trước mắt và lâu dài để khắc phục vấn đề này.

Trước vấn đề mà đại biểu đại biểu Hoàng Văn Hùng nêu lên, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà thừa nhận ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường lưu vực sông đó là vấn đề nổi lên hiện nay, vấn đề này có nhiều nguyên nhân, trong đó có xuất phát các nguồn thải từ các nhà máy, khu công nghiệp; các làng nghề truyền thống;…

Để giải quyết vấn đề này, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã nêu lên một số giải pháp, trong đó có nhấn mạnh quan điểm cần xác định từng địa phương phải chịu trách nhiệm với nguồn thải của mình; phải có sự đầu tư huy động từ các nguồn lực xã hội để thu gom nguồn nước, rác thải và có công nghệ thích hợp xử lý phân tán hoặc xử lý chung; cần huy động, thu hút sự giam gia sâu rộng hơn của người dân trong vấn đề giảm thải và xử lý ô nhiễm môi trường;…

Ở một khí cạnh khác, đại biểu Lê Công Nhường (Bình Định) nêu quan điểm: đất và nước là 2 lĩnh vực quan trọng đối với mỗi quốc gia và mỗi con người. Nhưng hiện nay đất và nước đều bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng, phần lớn là do rác thải và phế liệu.

Tuy nhiên, hiện nay việc xử lý rác đã trở lên bất cập do thiếu hướng dẫn và vượt quá khả năng xử lý của các chính quyền địa phương cũng như gây lãng phí vì đã đầu tư công nghệ xử lý rác chưa đạt.

Về vấn đề được đại biểu Lê Công Nhường đề cập, Bộ trưởng Trần Hồng Hà thẳng thắn thừa nhận, hiện nay tình hình vẫn chưa thể kiểm soát và làm giảm đi tình hình ô nhiễm, trong đó có vấn đề rác thải là vấn đề hết sức bức xúc, là nguồn cơn của vấn đề bức xúc môi trường.

“Tôi đồng tình với đại biểu. Nếu nói vấn đề rác thải, với tư cách Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà phát biểu và cho biết các cơ quan chức năng đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quản lý tổng hợp chất thải, trong đó đã nói đầy đủ từ quan điểm, nguyên tắc, mục tiêu, đặc biệt là chú trọng đến công nghệ xử lý rác.

Cho biết các giải pháp hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường đang nỗ lực thực hiện cũng như các giải pháp phối hợp với các bộ, ngành chức năng trong vấn đề xử lý rác thải, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng cho rằng cần có sự quan tâm tạo phong trào toàn dân tham gia xử lý rác, phân loại tại nguồn, qua đó đó có thể áp dụng các công nghệ xử lý rác hữu hiệu; hướng tới mục tiêu tiêu đến năm 2025 chỉ còn 7% rác phải chôn lấp.

“Các bãi rác cũ hiện nay quỹ đất chiếm rất lớn và ô nhiễm, chúng tôi sẽ xem xét xử lý hiệu quả”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định.

Còn đại biểu Lê Công Nhường (Bình Định) cho rằng, tình hình xử lý rác hiện nay rất bức xúc, các địa phương đều quá tải và một số địa phương sử dụng những lò đốt rác nhỏ không đạt tiêu chuẩn và tình hình rác hiện nay ô nhiễm rất nhiều nơi ở vùng nông thôn.

Bên cạnh đó, chúng ta đã có quy định quy trình xử lý các bao bì thuốc bảo vệ thực vật, tuy nhiên do không có kinh phí thành ra bao bì này đã bị rơi vãi, xả thải ra môi trường gây ô nhiễm đất, nguồn nước. Những việc này rất cấp bách, đề nghị Bộ trưởng giải quyết.

Về vấn đề nêu trên, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, đồng thời nhấn mạnh mô hình mẫu về công nghệ rất nhiều nhưng có một vấn đề phải làm được đó là sự tham gia, ủng hộ của người nhân dân, huy động nhân dân tham gia vào phân loại rác, khi đó sẽ phát huy hiệu quả của các công nghệ (kể cả Việt Nam và quốc tế).

Trước câu hỏi của đại biểu Phạm Tất Thắng  (Vĩnh Long) nêu vấn đề là hầu hết các cụm công nghiệp và nhiều khu công nghiệp trên cả nước chưa có hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, nhất là hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung; chính vì vậy mà cử tri rất lo lắng về tình trạng xả thải không qua xử lý ra môi trường; đề nghị Bộ trưởng cho biết tình hình cụ thể của hiện trạng này và giải pháp để chấm dứt tình trạng này, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết thực trạng vấn đề mà đại biểu phản án là đúng và nhấn mạnh, vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nghị định về quản lý cụm công nghiệp, khu công nghiệp và trong đó đã giao các nhiệm vụ rất rõ.

Bộ Trưởng cũng nhấn mạnh cấp tỉnh, sở Tài nguyên và Môi trường, cấp huyện cần phải tăng cường năng lực, tăng cường thanh tra, kiểm tra để đánh giá toàn bộ việc bố trí của các cụm công nghiệp, khu công nghiệp, rà soát lại các loại hình và đồng thời cũng phải có ngay danh sách các loại hình ô nhiễm quá ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người dân thì phải đình chỉ hoạt động.

Đề cập đến vấn đề ô nhiễm khói bụi, đại biểu Nguyễn Anh Trí (TP Hà Nội) cho rằng, ô nhiễm bụi cũng rất nghiêm trọng, nhất là tại các thành phố lớn, theo bản tin hàng ngày, cứ 10 ngày thì người dân Hà Nội có đến 9 ngày hít thở không khí có bụi quá mức cho phép. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết có biện pháp gì để ngăn chặn một cách hiệu quả tình trạng này.

Đánh giá cao câu hỏi của đại biểu Nguyễn Anh Trí, song Bộ trưởng Trần Hồng Hà bày tỏ không đồng tình với số liệu mà đại biểu nêu lên bởi công bố từ một trạm quan trắc của một tổ chức phản ánh mang tính cục bộ. Còn các trạm quan trắc mà Bộ Tài nguyên và Môi trường và Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đang có thì cũng chưa phản ánh tình trạng nghiêm trọng đến vậy.

“Đương nhiên, chúng ta thừa nhận ô nhiễm môi trường không khí ở các đô thị lớn, các đô thị tập trung, đặc biệt liên quan đến giao thông, xây dựng và nguồn từ hoạt động giao thông là có”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà phát biểu.

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, hiện nay Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan quản lý đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về kế hoạch kiểm soát ô nhiễm không khí, trong đó xác định các địa phương đầu tư hệ thống giám sát môi trường không khí.

Qua đó sẽ biết nguồn ô nhiễm chính ở đâu, khi nào và phải công bố toàn bộ số liệu đó để nhân dân biết chính xác. Đồng thời, Bộ trưởng cũng nêu lên nhiều giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí, trong đó có các giải pháp kiểm soát, cắt giảm nguồn phát thải từ các phương tiện giao thông, từ các hoạt động của con người như việc đốt rác thải, rơm rạ;…

Nguồn chinhphu

Tin cùng chuyên mục