Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội
Thứ năm: 21:15 ngày 29/04/2021

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Sáng 29-4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội.

https://img.nhandan.com.vn/Files/Images/2021/04/29/0-1619693618647.JPG

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu ý kiến tại buổi làm việc. (Ảnh: Duy Linh)

Cùng dự cuộc làm việc có đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; các Ủy viên Trung ương Đảng: Bùi Văn Cường, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Nguyễn Thị Thanh, Trưởng ban Công tác đại biểu; Vũ Hải Hà, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội.

Sau khi nghe báo cáo và các ý kiến, phát biểu tại cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ: Không chỉ Quốc hội, mà đồng bào và cử tri cả nước đều đánh giá và ghi nhận, Quốc hội khóa XIV đã thực hiện tốt các mặt hoạt động, trong đó hoạt động ngoại giao nghị viện đã góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đóng góp chung vào sự phát triển của đất nước.

Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ phục vụ Quốc hội trên các lĩnh vực lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng và trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ giám sát, Ủy ban Đối ngoại còn điều phối và thực hiện quan hệ đối ngoại với Quốc hội các nước, các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực theo sự chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội.

Cụ thể, các luật, điều ước quốc tế do Ủy ban Đối ngoại chủ trì thẩm tra đều được Quốc hội biểu quyết với tỷ lệ đồng thuận rất cao. Ngoài việc tham gia đoàn giám sát chung và công tác giám sát của Quốc hội, Ủy ban Đối ngoại còn tiến hành giám sát ở cấp ủy ban và đã tham gia mô hình giám sát chung với Quốc hội các nước. Ủy ban đã tham mưu tốt cho Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội về quan hệ đối ngoại trên các kênh ngoại giao nghị viện song phương; chủ động tham gia tích cực trên các diễn đàn nghị viện quốc tế và khu vực; phối hợp tốt với các kênh ngoại giao của Đảng, Chính phủ và ngoại giao nhân dân. Trong điều kiện dịch Covid-19, Ủy ban đã tham mưu giúp Quốc hội chủ trì, đăng cai tổ chức Đại hội đồng AIPA-41 theo hình thức trực tuyến…

Thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban khởi thảo kế hoạch, chương trình hành động tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của Ủy ban trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV dựa trên quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban tại Điều 78 Luật Tổ chức Quốc hội; nghị quyết của Quốc hội khóa XIV tại Kỳ họp thứ 11 về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội; những quan điểm, định hướng lớn về công tác đối ngoại được nêu trong Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Đó là tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước. 

Ủy ban cần xác định những vấn đề trọng tâm, chiến lược, địa bàn trọng điểm trong các hoạt động song phương và đa phương với một mục tiêu tất cả vì lợi ích chính đáng của Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân và lấy lợi quốc gia là tối thượng; chú ý xây dựng ngoại giao kinh tế lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; góp phần xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội -0 

Quang cảnh buổi làm việc với Ủy ban Đối ngoại. (Ảnh: DUY LINH)

Theo báo cáo của Thường trực Ủy ban Đối ngoại, nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, Ủy ban Đối ngoại chủ trì thẩm tra trình Quốc hội thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài, Luật Thỏa thuận quốc tế, tham gia thẩm tra 31 dự án luật…

Ủy ban Đối ngoại chủ trì thẩm tra 9 điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn, gia nhập liên quan chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế quan trọng và quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; trình Ủy ban Thường vụ cho ý kiến sáu điều ước quốc tế có quy định khác hoặc chưa quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội. Những dự án luật được Ủy ban chủ trì thẩm định được các đại biểu Quốc hội đánh giá cao.

Trong công tác giám sát, ngoài công tác giám sát cấp ủy ban, Ủy ban Đối ngoại còn thực hiện phối hợp giám sát chung với Quốc hội các nước. Ủy ban đã chủ trì tham mưu phục vụ Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề “Việc thực hiện các hiệp định thương mai tự do mà Việt Nam là thành viên; triển khai sáu chuyên đề giám sát liên quan việc ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, từ đó đề xuất, kiến nghị những nội dung cần hoàn thiện trong hệ thống chính sách, pháp luật phục vụ phát triển đất nước trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng, góp phần triển khai thắng lợi mọi đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

Nguồn Nhân dân

Tin cùng chuyên mục