Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Hãy buông 4 điều sau đây xuống, mệt mỏi trong đời sẽ rời xa bạn
Chủ nhật: 18:25 ngày 21/02/2021

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Cuộc đời giống như một dòng sông, từng đợt sóng sau xô sóng trước không ngừng, người ta luôn phải liên tục đối diện với những khó khăn, và nếu quá coi trọng được mất danh lợi thì cuộc sống sẽ có rất nhiều khổ đau, nuối tiếc.

Cuộc đời giống như một dòng sông, từng đợt sóng sau xô sóng trước không ngừng, người ta luôn phải liên tục đối diện với những khó khăn, và nếu quá coi trọng được mất danh lợi thì cuộc sống sẽ có rất nhiều khổ đau, nuối tiếc. Chuyện đời có 8, 9 phần là không được như ý, chi bằng đối diện với khổ nạn bằng một thái độ lạc quan, buông xuống những tiêu cực và cố chấp trong tâm, được vậy thì mệt mỏi sẽ rời xa, hạnh phúc sẽ dễ dàng tìm tới.

Buông bỏ tâm oán hận

Bầu trời có lúc trong xanh, cũng có khi u ám, cuộc đời có thuận cảnh thì cũng có nghịch cảnh. Gặp mâu thuẫn mà trong tâm coi là phiền não thì tự nhiên áp lực sẽ tăng gấp đôi. Gặp mâu thuẫn mà trong tâm an định thì tự nhiên áp lực sẽ giảm xuống một nửa. “Cảnh tùy tâm sinh”, người oán hận thì thế giới xung quanh cũng tiêu điều buồn bã.

Ở trong nghịch cảnh mà oán hận thì cuộc sống sẽ tăm tối hơn, cũng có thể khiến người ta rơi vào vũng lầy. Cùng với oán hận thì phiền não mỗi ngày đều xuất hiện, có thể ví như một bóng ma đang gặm nhấm tâm linh, khiến người ta ngày một bi quan hơn.

Lòng dạ lớn một phân, oán hận bớt một phần. Làm người thì tốt nhất là có thể bao dung người khác, tha thứ được những lỗi lầm của người khác. Những thương tổn đến từ bên ngoài giống như những tảng đá ngầm bên bờ biển, bất quá chỉ làm cho những bọt sóng thêm trắng xóa xinh đẹp mà thôi. Hãy nhớ rằng biển rộng không than thở mà dung nạp hết thảy.

Hãy buông 4 điều sau đây xuống, mệt mỏi trong đời sẽ rời xa bạn

Muốn không oán hận thì tốt nhất là học cách “quên đi”. Bởi vì “không thể quên” mà con người mới rơi vào buồn bực, chán nản và oán hận. Nếu nói rằng “có thể tha thứ nhưng không thể quên đi” thì đó không gọi là tha thứ. Người ấy kỳ thực vẫn không thể chân chính buông xuống tâm oán hận, vẫn mệt mỏi mang nặng trong lòng.

Một tác gia người Mỹ nói rằng: “Tha thứ là chìa khóa để mở tung cánh cửa của oán trách và chiếc còng tay của hận thù. Nó là thứ sức mạnh có thể phá vỡ xiềng xích của cay đắng và gông cùm của lòng ích kỷ”.

Buông bỏ tâm lười biếng

Trong thời đại vật chất ngày nay, người giàu có thỏa sức mua sắm, coi an nhàn là chuyện hưởng thụ đương nhiên. Còn người nghèo khổ thì cũng thường ngưỡng vọng tiền quyền, trong tâm khó tránh khỏi bi phẫn. Ai ai cũng truy cầu an nhàn thoải mái, dường như không ai là không thích an nhàn vui vẻ. Tuy nhiên an nhàn lại rất gần với lười biếng.

Nhàn hạ phải chăng là phúc phận? Nhàn hạ đích thực là phúc phận, nhưng chỉ cần ở trong nhàn hạ mà sinh tâm lười biếng thôi thì chưa hẳn đã là phúc, không chừng lại là họa. Bởi vì quá nhàn hạ là cách nhanh nhất hủy hoại một con người. Những kẻ phàm phu trong thiên hạ xưa nay đều vì một chữ lười mà bại vong. Đa phần con người sống một đời bình thường không có gì nổi trội chỉ vì lười nhác.

Có câu: “Lười biếng là thứ rất kỳ lạ, nó khiến bạn cho rằng đó là an nhàn, là nghỉ ngơi, là phúc phận. Nhưng trên thực tế, nó chỉ làm bạn cảm thấy nhạt nhẽo, uể oải và tiêu trầm mà thôi”.

Người đã sinh tâm lười biếng thì sẽ muốn trì hoãn các công việc xung quanh. Công việc mà bị trì hoãn thì thường rất khó có một kết quả tốt đẹp. Người lười biếng rồi sẽ có tâm ỷ lại và muốn an phận ở trạng thái hiện tại, không có ý chí tiến thủ, làm việc qua quýt, được chăng hay chớ, làm cho xong chuyện. Dần dần người lười biếng còn tùy tiện cam chịu, bỏ bê công việc, không kể gì đến hậu quả. Cuối cùng họ sẽ ở trong thất bại trường kỳ mà bị mài mòn mất lòng tự trọng và sự tự tin. Ý chí của họ cuối cùng chỉ như lá khô trước gió mạnh, hễ thổi là rụng khỏi cành.

Tâm lười biếng xuất phát từ sự tự mãn, truy cầu an nhàn, thiếu khiêm nhường và nhẫn nại. Người muốn đạt được thành tựu, muốn làm được việc lớn thì nhất thiết phải tránh xa sự lười biếng và rèn luyện một nội tâm nhẫn nại. Cổ ngữ nói: “Thiên Đạo thù cần”, ý nói đạo Trời ban thưởng cho người cần cù, chăm chỉ. Đạo lý này nói rõ rằng siêng năng cần cù là đức tính hết sức đáng quý.

Hãy buông 4 điều sau đây xuống, mệt mỏi trong đời sẽ rời xa bạn

Buông bỏ tâm tật đố kỵ

Tâm đố kỵ ghen ghét thực sự là hại người hại mình. Người có tâm này khi sống cùng người khác mà thấy người khác hơn mình thì canh cánh trong tâm, tâm lý mất đi sự cân bằng. Một số người đố kỵ đến mức luôn tìm cách để gây trở ngại, làm tổn hại cho người khác. Thậm chí, có người bởi vì thế mà sinh ra ác niệm, ác sự, mưu hại người khác. Khi tật đố không chịu được thì người đó sẽ gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng, hại người, đồng thời định sẵn kết cục thảm hại cho bản thân mình.

Kỳ thực, mỗi người đều có con đường của riêng mình, không cần phải ghen ghét đố kỵ, cũng không cần phải “ao ước thèm muốn” được như họ, thế giới thì bao la mà con người quá đỗi nhỏ bé, tại sao bạn phải nhốt mình vào một cái lồng đầy thứ nhơ bẩn và thuốc độc chứ? Cố gắng làm tốt bổn phận của mình thì những gì nên được có sẽ có.

Có câu: “Mệnh lý hữu chung tu hữu, mệnh lí vô mạc cưỡng cầu”, tức là trong mệnh có thì cuối cùng sẽ có, trong mệnh không có thì chớ cưỡng cầu. Khi thấy người khác được một điều gì đó mà bản thân không có, đừng bởi vậy mà bất bình tức giận. Một người cần cố gắng tu dưỡng tâm tính, hành thiện tích đức tất sẽ có thiện báo. Vì được mất của bản thân mà sinh tâm bất bình, làm việc ác, như vậy có đáng không?

Cổ nhân thường khuyên bảo con người khi đối nhân xử thế phải có tấm lòng khoan dung. “Vui với niềm vui của người khác, buồn với nỗi buồn của người khác”, xem được mất của người như được mất của mình, đó mới là điều con người nên làm.

Tinh lực của con người là có giới hạn, thay vì ghen tị với người khác, hãy dùng chút tinh lực hữu hạn của mình tập trung làm những điều bản thân mong muốn. Như vậy vừa mở ra một bầu trời mới cho bản thân, vừa sống được thản đãng, tự tại.

Buông bỏ những giày vò của quá khứ

Quá khứ là chuyện đã rồi, không thể thay đổi, chỉ có thể tiếp nhận. Con thuyền của sinh mệnh cũng chẳng thể chở quá nhiều chấp nhất, chẳng thể chống đỡ quá nhiều ràng buộc. Những thống khổ nơi quá khứ cộng thêm ưu phiền trong hiện tại, đối với bất kỳ ai mà nói, cũng đều là một cuộc giày vò tâm linh vô bổ.

Vậy nên một số người khi cần buông thì hãy buông, một số việc khi cần quên thì hãy quên. Đừng lưu giữ những điều không đáng nhớ trong sinh mệnh của mình.

Khi có hãy trân quý, khi mất đi, hãy học cách cảm ơn. Những gì đã qua hãy dần buông tay, những gì bỏ lỡ hãy học cách giải thoát. Buông bỏ những gì từng xảy ra, cáo biệt với quá khứ, không để ký ức thành sợi dây buộc chân, đó mới là sự giải thoát chân chính.

Bên cạnh những sự việc buồn đau, con người cũng thường có rất nhiều dục vọng, tham niệm. Những tâm mê đắm của cải tiền tài, ham mê sắc dục, truy cầu danh vọng ấy đều trở thành những rễ cây rất sâu cắm vào tâm linh con người. Nếu để ý, người ta sẽ thấy những vọng niệm ấy thi thoảng lại trồi lên, quấy nhiễu tâm can, trở thành ảo ảnh phù du mà người ta thường vọng tưởng tới.

Con người ta nếu có thể biết nghiêm cẩn tu dưỡng bản thân, dũng cảm đối diện với những ảo ảnh và sự vô thường của cuộc sống, thì sẽ có thể buông bỏ được rất nhiều ác tâm, ác niệm, tâm linh cũng sẽ trở nên tự tin và to lớn hơn, tâm cảnh cũng trở nên thuần tịnh và trong sáng.

Nguồn emdep.vn

Tin cùng chuyên mục