Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Lý do người Việt thích đi cafe, hay ăn ngoài
Thứ tư: 20:08 ngày 27/03/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2023, các khó khăn về kinh tế không làm ảnh hưởng tới thói quen “đi cafe” của người Việt, thậm chí tần suất thậm chí còn tăng nhẹ.

Ngày 27/3, iPOS - đơn vị tư vấn nghiên cứu thị trường chuyên biệt ngành dịch vụ ẩm thực và đồ uống (F&B) - phát hành báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2023. Dữ liệu dựa trên kết quả khảo sát chuyên sâu từ gần 3.000 chủ doanh nghiệp F&B và gần 4.000 thực khách tại Việt Nam với nhiều độ tuổi và ngành nghề khác nhau.

Theo báo cáo, tính đến hết năm 2023, số lượng nhà hàng/quán cà phê tại Việt Nam đạt mốc 317.300 cửa hàng, tăng 1,26% so với năm trước đó. Mức tăng trưởng được đánh giá là thấp hơn so với dự đoán vào đầu năm 2023 bởi "làn sóng" đóng cửa của các cửa hàng F&B vừa và nhỏ, chiến lược thu hẹp quy mô chi nhánh của các doanh nghiệp lớn.

Quy mô mảng kinh doanh thực phẩm, đồ uống có xu hướng mở rộng trong năm 2023.

Trong đó, các tỉnh phía Nam tiếp tục trở thành khu vực tập trung nhiều nhất số lượng nhà hàng, cà phê với thị phần hơn 46,6%. Tỷ lệ ở miền Bắc, miền Trung lần lượt là 37,1% và 16,3%. Xét theo từng tỉnh thành, Hà Nội đang chiếm tỷ trọng lớn, có số lượng điểm kinh doanh đồ ăn sắp đuổi kịp TPHCM.

Năm 2023, thị trường F&B có mức doanh thu vượt mốc 590.000 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 11,6% so với năm trước đó. Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2023, Việt Nam ghi nhận bình quân cả năm 2023 lạm phát ở mức 3,25%. Nếu tính cả lạm phát, mức tăng trưởng doanh thu thực tế chỉ đạt khoảng 8,35%. Tuy vậy, đây vẫn được coi là tín hiệu tích cực bởi vẫn sẵn sàng chi tiêu cho dịch vụ F&B.

Đặc biệt, quy mô thị trường giao đồ ăn trực tuyến đạt 52.400 tỷ đồng cho thấy thói quen đặt đồ ăn online của người Việt ngày càng phổ biến bởi nhiều tiện ích. Đây cũng là “mảnh đất màu mỡ” mà các doanh nghiệp F&B có thể khai thác hiệu quả song song với hình thức bán hàng tại chỗ.

Bên cạnh đó, báo cáo của iPOS chỉ ra những xu hướng mới trong việc đi ăn ngoài của người dân. Theo dữ liệu, tỷ lệ doanh thu đến từ khối nhà hàng dịch vụ đầy đủ đạt tới 68%. Cơ cấu mạnh mẽ kể trên đến từ sự gia tăng đầu tư, mở mới các nhà hàng đầy đủ.

"Năm 2023 chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của ngành kinh doanh nhà hàng trung và cao cấp, không chỉ bởi số lượng gia tăng tương ứng của nhóm khách hàng trung lưu, mà còn từ hiệu ứng giải thưởng Michelin tại Việt Nam", ông Đỗ Duy Thanh - Giám đốc công ty tư vấn và đào tạo FnB Director - cho biết.

Thói quen đi uống cà phê của người Việt có thể giúp hoạt động kinh doanh đồ uống ổn định.

Cũng trong năm qua, số lượng thực khách sử dụng dịch vụ ẩm thực bên ngoài khá cao. Có tới 17,1% thực khách ra ngoài ăn hàng ngày, 28,9% thực khách thừa nhận ra ngoài ăn 3-4 lần/tuần.

Xét theo giới tính, tỷ lệ ăn ngoài hàng ngày của nam giới chiếm 21,1% trong khi con số này ở nữ giới là 14,4%. Điều này thể hiện sự khác biệt trong thói quen ăn uống giữa hai giới. Nam giới có xu hướng ăn ngoài thường xuyên hơn do thói quen sinh hoạt, công việc bận rộn, tính tiện lợi, hoặc sở thích tụ tập bạn bè. Trong khi đó, nữ giới thường dành nhiều thời gian nấu nướng tại nhà hơn, có thể do quan tâm đến sức khỏe, dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho bản thân và gia đình.

Các khó khăn về kinh tế không làm ảnh hưởng tới thói quen “đi café” của người Việt, thậm chí tần suất thậm chí còn tăng nhẹ. Nghiên cứu chỉ ra 42,6% người Việt “đi café” khoảng 1-2 lần/tháng trong năm 2023, tăng cao so với năm 2022. Đồng thời có tới 6,1% số người tham gia khảo sát thừa nhận đến quán cà phê mỗi ngày. Đây là nhóm khách hàng thường xuyên đến quán cà phê nhằm mục đích gặp gỡ công việc, còn lại là nhóm khách hàng sinh viên và làm việc tự do.

Nguồn TPO 

Tin cùng chuyên mục