Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Năm học mới - áp dụng mức học phí mới
Thứ ba: 16:17 ngày 18/07/2023

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Trên cơ sở báo cáo, tờ trình của Sở GD&ĐT và UBND tỉnh, căn cứ các quy định của pháp luật, kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khoá X thông qua nghị quyết quy định mức học phí đối với cơ sở giáo dục công lập từ năm học 2023-2024 đến năm học 2025-2026 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Học sinh THCS thi vào lớp 10, năm học 2023-2024.

Cao nhất 300.000 đồng/tháng

Kể từ năm học 2023-2024, mức học phí mới áp dụng đối với học sinh mầm non, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên áp dụng theo mức mới, cao nhất 300.000 đồng/tháng.

Việc ban hành nghị quyết mới về chế độ học phí nhằm bảo đảm cơ sở pháp lý cho các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên thuộc tỉnh trực tiếp quản lý xác định được mức thu học phí, thực hiện cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo thuộc hệ thông giáo dục quốc dân phù hợp với quy định của pháp luật và thống nhất trên địa bàn tỉnh.

Để xây dựng và ban hành nghị quyết, Sở GD&ĐT lấy ý kiến các sở, ngành liên quan, đồng thời đăng nội dung trên Cổng thông tin điện tử để lấy ý kiến đóng góp rộng rãi đối với nội dung dự thảo Nghị quyết quy định mức học phí đối với cơ sở giáo dục công lập từ năm học 2023-2024 đến năm học 2025-2026 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Thời gian lấy ý kiến trên Cổng thông tin điện tử từ ngày 18.5.2023 đến 17.6.2023. Kết quả: không có ý kiến đóng góp.

Nội dung cơ bản của Nghị quyết quy định mức học phí đối với cơ sở giáo dục công lập từ năm học 2023-2024 đến năm học 2025 - 2026 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh cụ thể như sau:

Mức học phí từ năm học 2024-2025 đến năm học 2025-2026 áp dụng mức học phí như năm học 2023-2024.

Trong trường hợp cần thiết phải điều chỉnh mức thu học phí cho phù hợp với tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, mức độ tăng trưởng kinh tế hằng năm, điều kiện kinh tế xã hội của địa phương và khả năng chi trả của người dân thì UBND tỉnh đề xuất trình HĐND tỉnh quyết định sửa đổi, điều chỉnh mức thu học phí nhưng không quá 7,5% so mức thu năm học trước đó.

Mức học phí học trực tuyến (học online): Trường hợp học trực tuyến, mức học phí bằng 50% mức học phí của cơ sở giáo dục đã được ban hành tương ứng từng vùng, từng cấp học được quy định tại mức học phí năm học 2023-2024. Đối với cơ sở giáo dục thường xuyên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông được áp dụng mức học phí tương đương với mức học phí của cơ sở giáo dục phổ thông công lập cùng cấp học trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Hết năm học 2025-2026 miễn học phí

Theo quy định tại Nghị định 81/2021 về chế độ học phí, căn cứ tình hình thực tế của địa phương, HĐND cấp tỉnh quyết định khung học phí hoặc mức học phí cụ thể nhưng không vượt mức trần khung học phí hoặc mức học phí do HĐND cấp tỉnh đã ban hành năm học 2020-2021 đối với từng cấp học và từng khu vực thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương.

Khung học phí năm học 2022-2023: Khung học phí (mức sàn - mức trần) đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên như sau:

Đơn vị: nghìn đồng/học sinh/tháng

HĐND cấp tỉnh căn cứ quy định trên để quyết định khung học phí hoặc mức học phí cụ thể đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập thuộc thẩm quyền và quyết định việc sắp xếp, phân loại các vùng trên địa bàn để cơ sở giáo dục áp dụng mức thu học phí.

Khung học phí đối với giáo dục tiểu học công lập quy định tại điểm này dùng làm căn cứ để Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục ở các địa bàn chưa đủ trường tiểu học công lập và các đối tượng học sinh tiểu học tư thục thuộc đối tượng được hưởng chính sách miễn giảm học phí theo quy định.

Từ năm học 2023-2024 trở đi, khung học phí được điều chỉnh theo tỷ lệ phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm và khả năng chi trả của người dân nhưng không quá 7,5%/năm.

Căn cứ khung học phí quy định, UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định mức thu học phí cụ thể nhưng không vượt mức trần quy định.

Ở các địa bàn có khả năng xã hội hoá cao, căn cứ chính sách phát triển giáo dục của Nhà nước và tình hình thực tế của địa phương, UBND cấp tỉnh trình HĐND cấp tỉnh xem xét, quyết định khung học phí hoặc mức học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập (gồm cả cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông do các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu thành lập) trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành bảo đảm mức thu học phí tương xứng với chất lượng dịch vụ giáo dục đồng thời phải bảo đảm thực hiện các mục tiêu giáo dục bắt buộc theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Trường hợp học trực tuyến (học online), UBND cấp tỉnh trình cùng cấp quy định cụ thể mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục công lập theo phân cấp quản lý trên cơ sở chi phí phát sinh thực tế hợp lý, tối đa bằng mức học phí của cơ sở giáo dục đã được ban hành.

Đối với cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở đào tạo khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông được áp dụng mức học phí tương đương với mức học phí của cơ sở giáo dục phổ thông công lập cùng cấp học trên địa bàn. Đối với các loại hình giáo dục thường xuyên khác, UBND cấp tỉnh trình HĐND phê duyệt mức thu cụ thể phù hợp với từng loại hình đào tạo và điều kiện thực tế của từng địa bàn.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15.10.2021 và thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 làm đảo lộn mọi mặt đời sống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc làm, thu nhập của người dân. Vì vậy, cho đến hết năm học 2022-2023, mức học phí mới theo tinh thần của Nghị định 86 vẫn chưa áp dụng. Thay vào đó, đã nhiều lần, Bộ GD&ĐT, Chính phủ lên phương án miễn học phí đối với giáo dục phổ thông. Nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau, cho đến hiện tại, việc không thu học phí vẫn chưa thể thực hiện. Theo Luật Giáo dục năm 2019 (sửa đổi) học sinh cấp THCS không phải đóng học phí. Nhưng Luật này cũng quy định, việc miễn học phí cho học sinh THCS giao Chính phủ thực hiện theo lộ trình. Theo tính toán và các văn bản liên quan, phải đến năm học 2025-2026, việc miễn học phí đối với học sinh cấp THCS mới thực hiện được. Theo thống kê, tiền thu học phí của học sinh cấp THCS trên cả nước vào khoảng hơn 2.000 tỷ đồng/năm học.

Việt Đông

Tin cùng chuyên mục