Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Phóng sự ảnh:
Ngọt ngào thốt nốt vùng biên
Thứ sáu: 18:01 ngày 05/03/2021

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Vào khoảng cuối tháng 11 âm lịch hàng năm, khi lúa ngoài đồng vừa gặt xong, mưa dứt hạt, cũng là vào mùa thốt nốt. Mỗi năm 1 lần, bà con Khmer ở ấp Bến Cầu (xã Biên Giới, huyện Châu Thành) thu hoạch thốt nốt.

Cây thốt nốt – nguồn tài nguyên quý giá thiên nhiên ban tặng cho bà con Khmer.

Có nhà chuyên lấy nước, nấu đường. Từ những ngọn thốt nốt cao chót vót, người ta chọn từng bông thốt nốt vừa tới lứa, cắt ép, lấy phần nước trong vắt mang về nấu trên lửa to. Nắng càng gắt, nước thốt nốt càng trong; đường càng đậm đà, thơm lựng.

Cũng có nhà, chọn hái thốt nốt trái, lấy phần “cơm” trắng phau bên trong đem bỏ mối quanh chợ vùng biên. Cái giòn giòn, mát lạnh của “cơm” thốt nốt là thức giải khát thanh khiết giữa ngày hè khô hanh.

Đến chừng mưa rớt hạt, thốt nốt cũng vừa hết mùa. Người dân Khmer chuyển sang làm đồng. Những cây thốt nốt lại vươn mình đón nắng, hứng mưa, chuẩn bị đơm bông, kết trái chờ đợi một vụ mùa sau…

Để thu hoạch thốt nốt, người dân phải leo lên cây cao hơn 20m.

Anh Xúc Phát chuẩn bị leo thốt nốt lấy nước.

Thu hoạch nước thốt nốt.

Nước thốt nốt sau khi thu hoạch sẽ được mang đi nấu ngay.

Cây sến bỏ trong các ống nước thốt nốt để nước được trong.

Sau gần 4 tiếng đồng hồ đun trên bếp, nước thốt nốt sánh vàng thành đường.

Ra khuôn đường.

Gói đường bằng lá thốt nốt.

Đường thốt nốt – đặc sản của vùng biên.

Ngọt ngào vị đường thốt nốt.

Trái thốt nốt – món quà vặt của tuổi thơ.

Thu hoạch trái thốt nốt.

Thốt nốt “ra” chợ.

Ngọc Diêu – Hòa Khang

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục