Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật, các Nghị quyết
Thứ năm: 15:19 ngày 11/06/2020

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Hôm nay, 11.6, Quốc hội tiếp tục thực hiện công tác nhân sự: báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn và giải trình, tiếp thu ý kiến của ĐBQH về dự kiến nhân sự bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia; kết quả thảo luận tại Đoàn về phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ đối với ông Vương Đình Huệ và miễn nhiệm chức vụ Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với bà Nguyễn Thanh Hải.

Trước đó, ngày 10.6, Quốc hội đã thảo luận ở Tổ về Dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi); Dự án Luật Thỏa thuận quốc tế; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh tiếp tục thảo luận Tổ cùng với các Đoàn ĐBQH Sơn La, Ninh Bình và Quảng Ngãi.

ĐBQH Trịnh Ngọc Phương (Tây Ninh) phát biểu tại buổi thảo luận.

Tại buổi thảo luận, đối với dự án Luật Thỏa thuận quốc tế, đại biểu Nguyễn Mạnh Tiến (Tây Ninh) cho rằng việc ban hành Luật Thỏa thuận quốc tế là cần thiết bởi Luật Điều ước quốc tế năm 2016 mang tầm quốc gia không thể điều chỉnh hết các thỏa thuận khác, ảnh hưởng đến tính chủ động của các cơ quan đơn vị trong thực hiện hợp tác quốc tế.

Đại biểu Tiến cũng cho rằng mục tiêu của Luật là mở rộng đối tượng ký kết đến cấp huyện, xã; thực hiện giao quyền, phân quyền cho các cơ quan rõ hơn là phù hợp với xu thế hiện nay.

Đa số ý kiến các đại biểu trong Tổ thống nhất với nội dung dự thảo Luật, tuy nhiên cũng có ý đại biểu băn khoăn về quy định ký thỏa thuận quốc tế của cấp xã.

Đối với dự án Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Mạnh Tiến đề nghị Ban soạn thảo giải quyết 3 vấn đề: Phí môi giới ở Việt Nam còn cao (gấp đôi); Số lượng người lao động Việt Nam vi phạm hợp đồng, ở lại làm việc tại nước sở tại gây mất hình tượng của Việt Nam đối với các nướ; Những ngành nghề đào tạo cho người lao động chưa nhiều.

Để giải quyết 3 vấn đề trên, đại biểu Tiến đề nghị cần phân biệt rõ trách nhiệm của Chính phủ, các cơ quan liên quan và người lao động. Đồng thời, để giảm bớt phí môi giới, đại biểu Tiến đề nghị lượt bỏ bớt các thủ tục (giấy phép con); cần quy định công khai, minh bạch phí môi giới; doanh nghiệp tham gia đưa người lao động phải là doanh nghiệp công ích, không nên là doanh nghiệp kinh doanh; các nội dung liên quan đến giáo dục đào tạo chuyển về cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, thay vì Bộ Lao động Thương binh & Xã hội như dự thảo.

Tại Điều 10 dự thảo Luật quy định về cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đại biểu Trịnh Ngọc Phương (Tây Ninh) đề nghị điều chỉnh cho phù hợp hơn; về quy định không có án tích về tội xâm phạm an ninh quốc gia, vậy có án tích về các tội khác thì được hiểu là được phép.

Đại biểu đề nghị điều chỉnh lại như sau: “Có người đại diện theo pháp luật là công dân Việt Nam, trình độ từ đại học trở lên, không có án tích, không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”; đề nghị những gì liên quan đến điều cấm mà doanh nghiệp vi phạm đều bị thu hồi giấy phép, không riêng gì các khoản 1, 6, 7, 8 Điều 7.

Khoản 4, Điều 27 quy định về tranh chấp ký quỹ, dự thảo Luật giao Bộ LĐTB&XH xử lý là chưa đúng thẩm quyền, đề nghị bỏ khoản này.

Buổi chiều, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 với số đại biểu Quốc hội tán thành 454 đại biểu, chiếm 94%; biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp với số đại biểu Quốc hội tán thành 449, chiếm 92,96%; biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, với số đại biểu Quốc hội tán thành 456, chiếm 94,41%.

Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; tiếp tục thảo luận ở Đoàn đại biểu Quốc hội về các nội dung liên quan đến công tác nhân sự.

Hôm nay, 11.6, Quốc hội tiếp tục thực hiện công tác nhân sự: báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự kiến nhân sự bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia; kết quả thảo luận tại Đoàn về phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ đối với ông Vương Đình Huệ và miễn nhiệm chức vụ Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với bà Nguyễn Thanh Hải.

Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ đối với ông Vương Đình Huệ và miễn nhiệm chức vụ Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với bà Nguyễn Thanh Hải bằng hình thức bỏ phiếu kín.

 Sau đó, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác; Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác.

Tiếp đến, Quốc hội thảo luận ở Tổ về Dự thảo Nghị quyết về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác và Dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi).

Buổi chiều, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.

Sau đó, các Đoàn ĐBQH thảo luận ở Đoàn đại biểu Quốc hội về công tác nhân sự.

Kim Chi

Tin cùng chuyên mục