Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Sử dụng giấy phép lái xe tích hợp trên VNeID thay cho giấy phép bản cứng được không?
Chủ nhật: 09:45 ngày 07/04/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Người dân có thể sử dụng giấy phép lái xe tích hợp trên VNeID thay cho giấy phép bản cứng ở 1 mức độ nhất định, tùy từng trường hợp vẫn cần xuất trình giấy phép bản cứng.

Giấy phép lái xe đã được xác thực trên VneID được coi là hợp lệ và có thể thay thế bản cứng

Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Thông tư 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái. Thông tư này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/2024.

Trong Thông tư 05/2024/TT-BGTVT có nêu: "Giấy phép lái xe bằng vật liệu PET hợp lệ là giấy phép lái xe do cơ quan có thẩm quyền cấp, có số phôi, ngày cấp, ngày hết hạn in trên giấy phép lái xe trùng với số phôi, ngày cấp, ngày hết hạn trong hệ thống thông tin quản lý giấy phép lái xe hoặc có thông tin giấy phép lái xe đã được xác thực trên VNeID".

Như vậy, kể từ ngày 1/6 tới đây, sau khi Thông tư 05/2024/TT-BGTVT chính thức có hiệu lực, nếu các thông tin giấy phép lái xe bằng vật liệu PET đã được xác thực trên VNeID thì sẽ được xem là giấy phép hợp lệ.

Hiện tại, Thông tư 12/2017/TT-BGTVT đang áp dụng chỉ xác nhận giấy phép lái xe bằng vật liệu PET hợp lệ là giấy phép lái xe do cơ quan có thẩm quyền cấp, có số phôi, ngày cấp, ngày hết hạn in trên giấy phép lái xe trùng với số phôi, ngày cấp, ngày hết hạn trong hệ thống thông tin quản lý giấy phép lái xe.

Từ 1/6/2024, thông tin giấy phép lái xe đã được xác thực trên VneID cũng được coi là giấy phép lái xe hợp lệ và có thể dùng để kiểm tra giấy tờ xe thay cho bằng cứng.

Sử dụng giấy phép lái xe tích hợp trên VNeID thay cho giấy phép bản cứng khi bị xử lý vi phạm giao thông được không?

Về lộ trình thay thế giấy phép lái xe bản cứng bằng thông tin của loại giấy tờ này trên VNeID khi xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông, Bộ Công an cho biết, Điều 13 Nghị định số 59/2022/NĐ-CP ngày 5/9/2022 của Chính phủ nêu rõ: "Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử đối với chủ thể danh tính điện tử là công dân Việt Nam có giá trị tương đương như việc sử dụng thẻ căn cước công dân trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ căn cước công dân; có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ của công dân đã được đồng bộ thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó".

Tuy nhiên, Khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ quy định, người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo giấy phép lái xe, đăng ký xe và một số giấy tờ khác.

Bộ Công an đang phối hợp với Bộ Giao thông vận tải dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi (dự kiến trình Quốc hội vào kỳ họp tiếp theo) để bảo đảm ứng dụng tài khoản định danh điện tử.

Hiện nay, CSGT một số địa phương thực hiện kiểm tra thông tin giấy tờ xe trên VNeID chỉ áp dụng khi kiểm tra hành chính hoặc người điều khiển xe vi phạm lỗi có thể áp dụng nộp phạt tại chỗ.

Còn đối với những lỗi vi phạm mà áp dụng hình phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe, CSGT sẽ buộc tài xế xuất trình bằng lái bản gốc dạng PET (thẻ cứng) để lập biên bản và ra quyết định tạm giữ.

Với các lỗi vi phạm hành chính có mức phạt 250.000 đồng người dân có thể sử dụng giấy phép lái xe đã xác thực trên VneID nhưng với vi phạm nghiêm trọng bị tước bằng lái lại cần giấy phép bản cứng.

Như vậy người điều khiển phương tiện mới chỉ có thể sử dụng giấy phép lái xe trên ứng dụng VNeID để xuất trình cho CSGT nhằm chứng minh xác thực sự tồn tại và giá trị pháp lý của bằng lái, còn việc xử lý vi phạm, nếu có, vẫn phải thực hiện với bằng cứng.

Bộ Công an và Bộ Giao thông vận tải vẫn đang phối hợp để tiến tới việc người dân có thể sử dụng bằng lái trên VNeID hoàn toàn thay thế cho bằng cứng.

Theo đó, dữ liệu về trạng thái của bằng lái sau khi xử lý vi phạm giao thông sẽ được hiển thị trên VNeID để cơ quan chức năng kiểm soát.

Tài khoản VNeID sử dụng số định danh cá nhân (số Căn cước công dân gắn chip) và số điện thoại của người dân để đăng nhập.

Khi sử dụng VNeID, người dân có thể đăng ký tài khoản định danh điện tử ở 2 mức:

Tài khoản định danh điện tử mức 1 có giá trị chứng minh thông tin trong các hoạt động, giao dịch có yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân.

Tài khoản định danh điện tử mức 2 có giá trị tương đương với sử dụng Căn cước công dân trong các giao dịch có yêu cầu xuất trình Căn cước công dân. Đồng thời, cung cấp thông tin có trong các loại giấy tờ đã được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử như giấy phép lái xe (GPLX), thẻ bảo hiểm y tế (BHYT)…

Nguồn suckhoedoisong

Tin cùng chuyên mục