Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chuẩn 3 thành viên Chính phủ
Thứ tư: 23:54 ngày 11/11/2020

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Ngày 11-11, Quốc hội tiến hành song song việc miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và xem xét nhân sự thay thế cũng như phê chuẩn Bộ trưởng Bộ Y tế.

Trong sáng 11-11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình Tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ đối với ông Chu Ngọc Anh (đã được Bộ Chính trị điều động, chỉ định làm Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, sau đó được bầu làm Chủ tịch UBND TP Hà Nội); miễn nhiệm chức vụ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với ông Lê Minh Hưng (đã được Bộ Chính trị điều động, phân công làm Chánh Văn phòng Trung ương Đảng thay đồng chí Nguyễn Văn Nên đã được bầu làm Bí thư Thành ủy TP.HCM).

Ông Nguyễn Thanh Long, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, được giới thiệu làm Bộ trưởng Bộ Y tế. Ảnh: QUANG PHÚC

Sau khi nghe phương án trình, Quốc hội có thời gian thảo luận tại đoàn về việc này. Đầu giờ chiều 11-11, Quốc hội nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả thảo luận; sau đó, Quốc hội bỏ phiếu kín phê chuẩn việc miễn nhiệm. Kết quả, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ với ông Chu Ngọc Anh và ông Lê Minh Hưng với sự tán thành của 100% ĐBQH có mặt.

Cũng trong chiều 11-11, Quốc hội nghe Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình Tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự: Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ, Bộ trưởng Bộ Y tế, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Sau đó, Quốc hội thảo luận tại đoàn về phương án 3 nhân sự cấp Bộ trưởng mà Thủ tướng trình để chuẩn bị cho việc bỏ phiếu bầu thực hiện vào ngày 12-11.

Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước được giới thiệu làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.  Ảnh: QUANG PHÚC

Với nhân sự Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, theo Trưởng ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trần Văn Túy, phiên họp của Ủy ban diễn ra chiều 9-11 đã cho ý kiến về việc người được giới thiệu thay ông Lê Minh Hưng là bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Còn với 2 nhân sự Bộ trưởng, Hội nghị lần thứ 13 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đầu tháng 10 vừa qua, Trung ương đã cho ý kiến với 2 cán bộ được giới thiệu để đưa ra Quốc hội phê chuẩn. Nhân sự được giới thiệu giữ chức Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ là ông Huỳnh Thành Đạt, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM. Ông Nguyễn Thanh Long, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, được giới thiệu làm Bộ trưởng Bộ Y tế.

Ông Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM được giới thiệu giữ chức Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ. Ảnh: QUANG PHÚC

Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra trước khi Quốc hội khai mạc kỳ họp 10, Thường vụ cũng đã cho ý kiến về nhân sự được giới thiệu Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ là ông Huỳnh Thành Đạt, xem xét bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Y tế với ông Nguyễn Thanh Long.

Chiều 11-11, Quốc hội cũng nghe Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình trình đề nghị phê chuẩn bổ nhiệm nhân sự Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao, nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày báo cáo thẩm tra đề xuất và thảo luận tại đoàn về nội dung này.

Cũng trong chiều 11-11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2016-2020 cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB); biểu quyết thông qua Luật Biên phòng Việt Nam.

Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét, cho phép sử dụng 2.500 tỷ đồng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 để cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý đến 31-12-2018 cho VDB và đề nghị đưa nội dung này vào Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2021.

Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội cho biết, nội dung này đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến và đề nghị Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 xem xét, quyết định.

Theo Tờ trình, trong dự toán NSNN năm 2020, Chính phủ đã bố trí 2.500 tỷ đồng cho VDB nên đề xuất của Chính phủ không làm tăng bội chi NSNN. Vì vậy, Ủy ban tán thành việc trình Quốc hội cho phép sử dụng 2.500 tỷ đồng để cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý cho VDB. Đồng thời, đề nghị việc thanh toán phải căn cứ vào số liệu được Kiểm toán nhà nước xác nhận.

Nguồn SGGPO

Tin cùng chuyên mục