Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tiếp tục nâng cao các chỉ số phản ánh nền hành chính của tỉnh
Thứ hai: 10:02 ngày 20/02/2023

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Chỉ số PAPI của Tây Ninh năm qua có bước tăng khởi sắc. Tuy nhiên, kết quả chưa bền vững (năm tăng, năm giảm)

Nhằm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội được UBND tỉnh nêu tại Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 7.1.2023. Chủ tịch UBND tỉnh vừa có công văn gửi các sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện tiếp tục thực hiện “Đề án nâng cao các chỉ số CCHC của tỉnh giai đoạn 2021-2025” nhằm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)

Theo đó, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Tây Ninh trong những năm qua liên tục có xu hướng giảm điểm và giảm thứ tự xếp hạng. Trên cơ sở phân tích những hạn chế, tồn tại được chỉ ra trong kết quả công bố những năm qua, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện cần tập trung khắc phục những nội dung sau:

 Đối với hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) của người dân, doanh nghiệp, đề nghị cơ quan hành chính các cấp tái cấu trúc đơn giản hoá hơn nữa, chỉ nhận đúng những thành phần hồ sơ đã công bố, không yêu cầu bổ sung những giấy tờ ngoài quy định. Đồng thời, hướng dẫn chi tiết, rõ ràng, bổ sung hồ sơ (nếu có) trong 1 lần.

Về thời gian thực hiện các TTHC, cơ quan hành chính các cấp cần thực hiện đúng quy định của pháp luật, không được tự ý kéo dài hơn quy định, chủ động rút ngắn và giải quyết sớm cho người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, thống nhất thời gian trả kết quả giữa phiếu hẹn trả kết quả với quy trình nội bộ đã công bố, công khai niêm yết và thời gian thực nhận kết quả của người dân, doanh nghiệp.

Cơ quan hành chính các cấp hướng dẫn cụ thể, đầy đủ việc nộp hồ sơ, thủ tục hành chính 1 lần để người dân, doanh nghiệp không phải đi lại nhiều lần để giảm chi phí thời gian, công khai, minh bạch và công bằng trong việc giải quyết TTHC, tiếp cận đất đai, khai thác khoáng sản… đối với tất cả các doanh nghiệp, tránh tạo ra đặc quyền cho các doanh nghiệp lớn, tăng cường việc đào tạo lao động…

Về chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI)

Chỉ số PAPI của Tây Ninh năm qua có bước tăng khởi sắc. Tuy nhiên, kết quả chưa bền vững (năm tăng, năm giảm). Trên cơ sở phân tích những hạn chế, tồn tại được chỉ ra trong kết quả công bố những năm qua, tỉnh cần tập trung khắc phục những nội dung sau:

UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo UBND cấp xã dành thời gian quan tâm tới nội dung “sự tham gia của người dân ở cơ sở”. Trong đó, cần có nhiều biện pháp cụ thể, sát thực tế, đơn giản và thường xuyên để nâng cao mức độ hiểu biết và kiến thức của người dân về một số chính sách, về những vị trí cán bộ được dân bầu, về nhiệm kỳ của mỗi vị trí này, về việc đóng góp tự nguyện (xem xét mức độ đóng góp tài chính của người dân cho các dự án cộng đồng và cách thức giám sát việc thực hiện các dự án đó).

Bằng nhiều kênh thông tin khác nhau, cơ quan hành chính các cấp và các cơ quan phát thanh, truyền hình của tỉnh cần kịp thời thông tin, tuyên truyền, truyền tải các chủ trương, chính sách của tỉnh đến với các tầng lớp nhân dân. Người dân đòi hỏi có thông tin đúng đắn và kịp thời để họ có thể tham gia vào quá trình hoạch định chính sách và đánh giá chính sách một cách thực chất và có chất lượng.

Về chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX)

Theo kết quả công bố giai đoạn 5 năm gần đây (2017-2021), chỉ số CCHC của tỉnh có sự tăng - giảm không đồng đều theo từng năm. Trên cơ sở phân tích những hạn chế, tồn tại được chỉ ra trong kết quả công bố, các sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện cần có giải pháp để tập trung khắc phục những nội dung sau:

Theo dõi, nhắc nhở các cơ quan khắc phục việc giải quyết hồ sơ trễ hạn tại các cơ quan, địa phương. Trường hợp trễ hạn phải có thư xin lỗi người dân và phải có báo cáo giải trình cụ thể nội dung giải quyết trễ hạn, nhất là đối với ngành Tài nguyên và Môi trường.

Tiếp tục ưu tiên bố trí nguồn lực để triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ cải cách hành chính trọng tâm đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện tại Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 2.9.2021. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính được giao.

Tiếp tục đẩy mạnh rà soát, chỉnh sửa, hoàn thiện các quy định pháp luật để khắc phục, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách, nhất là ở những lĩnh vực trọng tâm như: sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư, đất đai, xây dựng, quy hoạch và thuế…

Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời chỉ đạo xử lý những văn bản trái pháp luật, nâng cao tính đồng bộ, khả thi của hệ thống pháp luật. Thường xuyên tổ chức đối thoại với doanh nghiệp để lắng nghe, giải đáp hoặc chỉ đạo xử lý những vướng mắc, bất cập, tạo sự thông thoáng, khơi thông nguồn lực và đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Về chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS)

Chỉ số SIPAS của Tây Ninh giai đoạn 2017-2021, có xu hướng tăng nhẹ theo từng năm. Trên cơ sở phân tích những hạn chế, tồn tại được chỉ ra trong kết quả công bố, tỉnh cần tập trung khắc phục những nội dung sau:

 Tích cực cải thiện tinh thần, thái độ phục vụ, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử của đội ngũ cán bộ, công chức việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và Bộ phận Một cửa cấp huyện, cấp xã. Tăng cường giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, không để xảy ra việc công chức gây phiền hà, sách nhiễu đối với người dân và doanh nghiệp trong quá trình giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính.

 Mở rộng các hình thức thông tin để người dân, tổ chức biết đến cơ quan nơi nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết TTHC một cách dễ dàng, nhanh chóng; tiếp tục rà soát, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền đơn giản hoá TTHC; cắt giảm thời gian giải quyết TTHC; tăng cường niêm yết công khai, minh bạch TTHC.

Sở Tài nguyên và Môi trường tập trung chỉ đạo rà soát, có giải pháp để cải thiện tình trạng giải quyết hồ sơ TTHC trễ hẹn, tồn đọng trên lĩnh vực đất đai trong thời gian qua; khắc phục tình trạng hồ sơ trễ hẹn, tồn đọng do không cập nhật kịp thời kết quả giải quyết trên hệ thống phần mềm một cửa điện tử thuộc phạm vi giải quyết của ngành mình.

Về chỉ số chuyển đổi số (DTI)

Chỉ số DTI của tỉnh năm 2021 xếp vị trí số 44/63 tỉnh, thành phố- tăng 2 bậc so với năm 2020 (mức độ tăng trưởng là 27,55%, cả nước là 32,7%). Trên cơ sở phân tích những hạn chế, tồn tại được chỉ ra trong kết quả công bố, UBND tỉnh nhận thấy cần tập trung khắc phục những nội dung sau:

Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Báo Tây Ninh, Đài PT-TH Tây Ninh tăng cường công tác tuyên truyền các nội dung liên quan chuyển đổi số bằng nhiều hình thức.

Sở Thông tin và Truyền thông nghiên cứu tham mưu sớm ban hành các chính sách theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Sớm tham mưu UBND tỉnh lựa chọn, công bố các nền tảng dùng chung theo khuyến nghị của Bộ Thông tin và Truyền thông; Đồng thời, tham mưu nâng cấp, bổ sung Trung tâm dữ liệu của tỉnh đáp ứng yêu cầu sử dụng công nghệ điện toán đám mây và kết nối với hệ thống điện toán đám mây của Chính phủ khi có có hướng dẫn.

Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở xây dựng, Sở Giao thông Vận tải và các sở, ngành, địa phương sớm tham mưu xây dựng nền tảng bản đồ số dùng chung của tỉnh trong năm 2023. Phối hợp các sở, ngành liên quan sớm tham mưu UBND tỉnh cơ chế, chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực CNTT, ATTT phục vụ chuyển đổi số của tỉnh.

An Khang

Tin cùng chuyên mục