Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Trẻ em
Thứ tư: 22:23 ngày 13/12/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Chương trình chào buổi sáng của VTV1 sáng 12.12 có thông tin khá thú vị, đó là việc Nhật Bản chọn linh vật cho Thế vận hội Tokyo 2020. Ðây là một sự kiện cực kỳ quan trọng của mỗi quốc gia.

Chương trình chào buổi sáng của VTV1 sáng 12.12 có thông tin khá thú vị, đó là việc Nhật Bản chọn linh vật cho Thế vận hội Tokyo 2020. Ðây là một sự kiện cực kỳ quan trọng của mỗi quốc gia.

Linh vật không chỉ đại diện cho một sự kiện thể thao mà còn giới thiệu hình ảnh của một đất nước, và sự kiện quan trọng ấy, được Ban tổ chức Olympic Nhật Bản giao QUYỀN LỰA CHỌN cho TRẺ EM - những học sinh tiểu học trên khắp đất nước.

Thật tuyệt vời và cũng không có gì ngạc nhiên, bởi từ lâu thế giới đều biết đến sự tôn trọng của chính quyền Nhật Bản dành cho trẻ em CỤ THỂ và TINH TẾ như thế nào.

Ðến bây giờ hẳn, nhiều người vẫn còn mỉm cười ấm áp và thán phục về câu chuyện Ðường sắt Nhật Bản 3 năm liền chỉ chở một học sinh trung học đến trường, hay những ví dụ về tính kỷ luật trong giáo dục trẻ em ở Nhật Bản.

Phải chăng sự yêu thương, tôn trọng kèm với sự giáo dục chu đáo, thậm chí nghiêm khắc khiến trẻ em ở Nhật Bản đã có tính tự lập ngay từ khi còn bé. Hẳn sẽ còn rất nhiều người nhớ đến trận động đất kinh hoàng ở Nhật Bản năm 2011, xác chết, đói rét, bệnh tật và hàng đoàn người xếp hàng chờ cứu trợ, và trong đó có hình ảnh một đứa bé 9 tuổi.

Tôi nhớ, bài viết có nói nhà nó bị cuốn, cha mẹ bị thất lạc, nó co ro, tủi thân, sợ hãi nhưng kềm nén, nhẫn nại xếp hàng chờ đến lượt, dứt khoát từ chối mọi sự ưu tiên. Nó trả lời người giúp đỡ: “Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con.

Bỏ vào đó (thùng hàng cứu trợ-NV) để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ”. Hình ảnh cậu bé năm đó lan truyền trên mạng xã hội như là biểu tượng của Nhật Bản: kiên trì, nhẫn nại, nghị lực. Nhiều người viết bài ca tụng: cậu bé cứu rỗi trái tim tôi. Dẫu biết rằng mọi sự so sánh đều khập khiễng, mỗi quốc gia có một văn hoá riêng, nhưng tôi không khỏi nhói lòng đến đau đớn nghĩ tới (rất nhiều) đứa trẻ ở xứ mình bị người lớn hành hạ trong thời gian vừa qua.

Có bé tuổi chưa đầy tháng bị bà nội quăng xác ngoài bãi rác, có bé một tháng bị người giúp việc quăng quật, có đứa bị chính cha mẹ ruột bạo hành, thậm chí đâm chết, có đứa trẻ non nớt bị hành hạ trong một nhà trẻ gọi là Mầm Xanh, có đứa ngơ ngác bị những gã bệnh hoạn dâm ô, cưỡng bức, có đứa khờ dại bị bóc lột sức lao động trong các xưởng may, hầm gạch…

Và tuổi chớm lớn là những đứa trẻ hút thuốc, uống rượu, quắc mắt căm thù, lao vào cắn xé những đứa nhỏ hơn mình bất kỳ lúc nào cảm thấy “không như ý”, giống như NÓ đã từng chịu đựng. Và còn cả những “cậu ấm, cô chiêu”, cả thời thơ ấu kéo dài đến quá hai mươi tuổi, ngẩn ngơ, nhút nhát, chỉ biết, muốn, đòi hỏi hưởng thụ, “em chã” với tất cả trách nhiệm, đừng nói gì đến yêu thương, giúp đỡ, tự lập, kiên nhẫn…

Quá nhiều tổn thương mà các em phải chịu đựng. Và tôi tự hỏi: người lớn đã hành động như thế nào để bảo vệ các em?

LÊ DUY

Từ khóa:
Tin cùng chuyên mục