Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Điểm tên 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2024
Thứ tư: 11:58 ngày 25/12/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Ngày 23/12, Câu lạc bộ Nhà báo Khoa học và Công nghệ Việt Nam công bố kết quả bình chọn 10 sự kiện Khoa học và Công nghệ nổi bật năm 2024.

Đây là năm thứ 19 hoạt động này được Câu lạc bộ Nhà báo Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức.

Chủ nhiệm CLB Nhà báo Khoa học và công nghệ Hà Hồng trao chứng nhận 10 sự kiện Khoa học công nghệ nổi bật năm 2024 cho đại diện các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân - Ảnh: VGP/Hoàng Giang

Các lĩnh vực được bình chọn gồm: Cơ chế chính sách; khoa học, công nghệ ứng dụng; khoa học xã hội và nhân văn; tôn vinh nhà khoa học.

Cụ thể, sự kiện khoa học công nghệ tiêu biểu đầu tiên đó là việc thống nhất chủ trương tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Ngày 25/11/2009, Quốc hội Khóa XII đã thông qua Nghị quyết số 41/2009/QH12 về phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận gồm nhà máy 1 và 2, với tổng công suất 4.000MW.

Thứ 2 là việc Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050.

Sự kiện thứ 3 là thực hiện chủ trương hợp nhất Bộ KH&CN và Bộ TT&TT. Việc hợp nhất hai bộ để tối ưu hóa nguồn lực, tránh chồng chéo, trùng lặp nhiệm vụ, đồng bộ về mặt chính sách, thuận lợi cho việc phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số.

Sự kiện thứ 4 là việc công bố Bộ chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương. Bộ chỉ số nhằm cung cấp bức tranh thực tế, tổng thể về hiện trạng mô hình phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của từng địa phương.

Bộ KH&CN công bố kết quả Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương - Ảnh: VGP/Hoàng Giang

Thứ 5 là sự kiện Viện Vật lý Địa cầu làm chủ công nghệ quan trắc, báo tin động đất.

Thứ 6 là sự kiện Viettel vận hành trung tâm dữ liệu lớn nhất Việt Nam với công suất 30MW. Đây là trung tâm dữ liệu đầu tiên của Việt Nam được thiết kế công suất cao, gấp 2 lần mức trung bình, nhằm đáp ứng xu thế phát triển của AI với yêu cầu về các con chip hiệu năng cao, gia tăng khả năng tính toán.

Viettel khai trương trung tâm dữ liệu lớn nhất Việt Nam.

Sự kiện tiêu biểu thứ 7 là Techfest 2024 và 10 năm phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam. Sự kiện này diễn ra tại TP Hải Phòng từ 26-28/11/2024 với chủ đề “Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam”. Năm 2024, Chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu của Việt Nam đã tăng hai bậc từ vị trí thứ 58 lên 56 (đứng thứ 5 tại khu vực Đông Nam Á và thứ 12 tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương).

Sự kiện thứ 8 là việc FPT xây dựng Trung tâm trí tuệ nhân tạo trị giá hơn 4.300 tỷ đồng. Trung tâm AI được xác định là nơi nghiên cứu, đào tạo, sản xuất phần mềm, hỗ trợ chuyển đổi số, cung cấp giải pháp an ninh mạng, an ninh xã hội, AI phục vụ con người, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị dịch vụ.

Sự kiện thứ 9 là phát hiện khu cư trú người tiền sử niên đại 8.000 năm ở Bắc Kạn. PGS.TS Trình Năng Chung (Hội Khảo cổ học Việt Nam) đánh giá, các phát hiện có giá trị lớn về mặt lịch sử, văn hóa và khoa học, góp phần làm phong phú thêm nhận thức về văn hóa tiền sử ở Bắc Kạn nói riêng và ở Việt Nam nói chung.

Thứ 10 đó là sự kiện PGS.TS Hoàng Chí Thiêm (45 tuổi, hiện làm việc tại Viện Nghiên cứu khoa học thiên văn vũ trụ Hàn Quốc và Đại học Khoa học công nghệ Hàn Quốc) đã đoạt Giải thưởng bài giảng cho nhà thiên văn học trẻ toàn thế giới năm 2024 do Đại học Ƭrung ương Đài Loan tặng. Ông là người Việt Nam đầu tiên, đồng thời là người thứ 4 đang làm việc ở châu Á đoạt giải thưởng nàу.

Nguồn KTĐT

Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh