BAOTAYNINH.VN trên Google News

Khai mạc kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV 

Cập nhật ngày: 20/10/2020 - 16:11

BTNO - Sáng 20.10, Quốc hội khóa XIV khai mạc Kỳ họp thứ 10. Kỳ họp lần này được chia thành 2 đợt: Đợt 1, từ ngày 20.10 đến ngày 27.10, họp trực tuyến từ Nhà Quốc hội đến 63 Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đợt 2, từ ngày 2.11 đến ngày 17.11, họp tập trung tại Nhà Quốc hội.

Các đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh dự Kỳ họp tại điểm cầu truyền hình UBND tỉnh.

Dự họp tại điểm cầu truyền hình UBND tỉnh Tây Ninh, có các đại biểu Huỳnh Thanh Phương-Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh, Thiếu tướng Hoàng Đình Chung- Chủ nhiệm chính trị Quân khu 7, ông Trịnh Ngọc Phương-Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, cùng các trưởng, phó các ban của HĐND tỉnh.

Trước lúc khai mạc Kỳ họp Quốc hội, các đại biểu đã đóng góp ủng hộ đồng bào miền Trung bị thiên tai, lũ lụt và mặc niệm tưởng nhớ đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Man, Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Quảng Bình, Phó tư lệnh Quân khu 4 đã hy sinh khi làm nhiệm vụ cứu hộ ở thủy điện Rào Trăng 3. 

Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, đây là kỳ họp gần cuối của nhiệm kỳ, là dịp để Quốc hội nhìn nhận lại những vấn đề mà Quốc hội đã khẳng định với cử tri trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Kỳ họp tập trung vào những nội dung quan trọng, như xem xét đánh giá kế hoạch thực hiện phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2020, quyết định kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2021.

Các đại biểu dự họp trực tuyến tại Nhà Quốc hội.

Quốc hội cũng sẽ xem xét kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, tài chính quốc gia, đầu tư công trung hạn trong 5 năm 2016-2020, và phương hướng, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, tài chính quốc gia 5 năm, đầu tư công trung hạn cho giai đoạn 2021-2025.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2020 và 5 năm 2016- 2020, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2021, mục tiêu chủ yếu và một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn  2021-2025.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, đặc biệt bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, nhưng với quyết tâm và sữ nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị và nhân dân cùng cộng đồng doanh nghiệp, với các biện pháp đồng hộ, kịp thời, quyết liệt, đã đạt được kết qua tích cực, nền kinh tế tăng trưởng, kinh tế vĩ mô ổn định, an ninh lương thực được giữ vững, xã hội ổn định, dời sống nhân dân được đảm bảo.

Cụ thể, nông nghiệp tăng trưởng cả năm ửớc đạt khoảng 2,6% (cao hơn mức 2,01% của năm 2019). Cơ câu lại ngành nông nghiệp một cách thực chất và hiệu quả hợn, đậc biệt sản xuât lúa gạo tăng cả về năng suất, sảri lượng, giá bán, bảò đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Nhiều nhà máy chế biến nông sản được xây dựng và đi vào hoạt động. Xây dựng nông thôn mới và đâu tư phát triên hạ tâng nông nghiệp, nông thôn được chú trọng; đến cuối năm 2020 dự kiến có trên 63% sô xã đạt chuân nông thôn mới (mục tiêu đề ra là 50%).

Sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đạt mức tăng 2,5%. Cơ cấu nội ngành tiếp tục chuyển dịch tích cực; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo tăng, trong đó có ngành điện tử, dược, vật tư y tế, chế biến thực phẩm, hóa chất, chế biến gỗ...

Vai trò của khu vực doanh nghiệp trong nước đựợc phát huy, là một động lực tăng trưởng quan trọng cùa toàn ngành công nghiệp. Cùng với các thảnh phần kỉnh tế khác, nhiều tập doàn, tổng công ty nhà nước, ngân hảng thương mại nhà nước đã phát huy vai trò quan trọng trong bảo đảm ổ định các lĩnh vực trọng yếu vả các cân đối lớn của nền kinh tế, phát huy tác dụng với đời sống xã hội trong bối cảnh khó khăn.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc kỳ họp.

Xuất khẩu tăng, xuất siêu 9 tháng đạt 16,99 tỷ USD trong bối cảnh thương mại toàn cầu suy giảm nghiêm trọng. Các cấp, các ngành chú trọng nhiệm vụ phát triển thị trường trong nước, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng nhu yếu phẩm. Thương mại điện tử phát triển mạnh, doanh số tăng 25%, trở thành một kênh phân phối quan trọng của nền kinh tế. Thu hút được nhiều dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký mới, bổ sung và góp vốn, mua cổ phần 9 tháng đầu năm đạt trên 21 tỷ USD. Dự kiến, trong thời gian tới, có nhiều tập đoàn công nghiệp phụ trợ đầu tư vào Việt Nam.

Công tác hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính; xây dựng chỉnh phủ điện tử, hướng tới Chỉnh phủ số, nền kinh tế số được trọng, triển khai quyết liệt, đạt nhiều kết quả tích cực. Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin thích ứng nhanh trong bối cảnh dịch bệnh, nhất là trong phòng chống dịch Covid-19, các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khám chữa bệnh...

Nước ta tiếp tục duy trì xếp hạng cao về chỉ số đổi mới sáng tạo, đứng đầu nhóm 29 nước có mức thu nhập trung bình thấp; đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN (sau Singapore và Malaysia). Nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhận đã thể hiện vai trò tiên phong trong nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ, đáp ứng yêu cầu cấp bách trong phòng chống dịch bệnh và phục vụ phát triển kinh tế- xã hội.

Chú trọng thực hiện tốt các nhiệm phát triển văn hóa, xã hội, môi trường, bảo đảm an sinh xã hội, đời sống nhân dân. Công tác bảo vệ, chăm sỏc và nâng cao sức khỏe nhân dân tiếp tục được tập trung chỉ đạo. Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố; chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh được nâng lên.

Tổ chửc thành công kỳ thí tốt nghiệp trung học phổ thông theo 2 đợt thi, cơ bản đảp ứng được các mục tiêu, yêu cầu đề ra. Công tác bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo được đẩy mạnh thực hiện; tỷ lệ hộ nghèo giảm, đạt mục tiêu đề ra.

Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thông tin, truyền thông được quan tâm, góp phần động viên, cổ vũ, khơi dậy truyền thống tốt đep niềm tư hào dân tộc. Công tác bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chủ đông ứng phó với biến đối khí hậu, phòng, chống thiên tai và quản lý tài nguyên ngày càng được chú trọng hơn.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày báo cáo.

Hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường tiếp tục được hoàn thiện. Hoạt động kiểm soát, giảm thiếu ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp có những chuyển biến tích cực. Đến năm 2020,90% dân số khu vực đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung và 90,2% dân số khu vực nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh. Chỉ số phát triển bền vững năm 2020 của Việt Nam tăng 5 bậc, xếp thứ 49/166 quốc gia và vùng lãnh thổ v.v...

Trong buổi sáng cùng ngày, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và 5 năm 2016-2020, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, mục tiêu chủ yếu và một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV. Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dương Thanh Bình trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV.

Đại Dương