Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Khơi dậy sức mạnh con người Việt Nam qua các giá trị văn hoá
Thứ sáu: 23:42 ngày 11/02/2022

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Trong xây dựng văn hoá, Đảng nhấn mạnh trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp với các đặc tính cơ bản là yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.

Trong thời kỳ đổi mới, nhiệm vụ xây dựng con người và môi trường văn hoá lành mạnh đã được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm và đã đạt được những thành tựu nổi bật. Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII (1998) “Về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đã xác định đây là những nhiệm vụ trọng tâm.

Quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ này được cấp uỷ Đảng, cơ quan Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân đồng tình hưởng ứng. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên trong công tác của Đảng, Nhà nước và được Nhân dân ủng hộ.

Về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, trong Nghị quyết này, Đảng nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa xây dựng, phát triển văn hoá và phát triển con người, đặt vấn đề xây dựng con người vào vị trí trung tâm của phát triển văn hoá. Đồng thời, xây dựng văn hoá, phát triển con người phải hướng vào mục tiêu phát triển bền vững đất nước.

Điểm mới trong Nghị quyết, Đảng đã xác định một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu là thực hiện các chuẩn mực giá trị văn hoá và con người Việt Nam, tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật, đề cao tinh thần yêu nước tự hào dân tộc, lương tâm trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình và cộng đồng xã hội và đất nước.

Trong xây dựng văn hoá, Đảng nhấn mạnh trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp với các đặc tính cơ bản là yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.

Để phát huy giá trị văn hoá và sức mạnh của con người Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp 2013, khẳng định quyền của công dân, trong đó có quyền về văn hoá. Hàng loạt các bộ luật và chính sách liên quan đến lĩnh vực đổi mới, sáng tạo, khơi dậy khát vọng Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam trong xây dựng và phát triển đất nước được ban hành, từ lĩnh vực dân sự chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ thông tin, an ninh, quốc phòng...

Tinh thần của các bộ luật và các chính sách này là tôn trọng và bảo đảm quyền con người trong phát triển, khơi dậy mọi tiềm năng, mọi giá trị văn hoá, phát huy sức mạnh của con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hệ thống luật pháp và các chính sách nhằm khơi dậy tinh thần dân tộc trong đổi mới, sáng tạo, khơi dậy khát vọng phát triển Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc, phát huy giá trị văn hoá và sức mạnh con người Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã có tác động tích cực, hiệu quả, đóng góp mạnh mẽ vào những thành tựu “to lớn”, “có ý nghĩa lịch sử” trong thời kỳ đổi mới vừa qua của dân tộc ta.

Trong thời kỳ đổi mới, nhiệm vụ xây dựng con người và môi trường văn hoá lành mạnh đã được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm và đã đạt được những thành tựu nổi bật. Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII (1998) “Về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đã xác định đây là những nhiệm vụ trọng tâm. Quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ này được cấp uỷ Đảng, cơ quan Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân đồng tình hưởng ứng.

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên trong công tác của Đảng, Nhà nước và được Nhân dân ủng hộ làm theo. Các chuẩn mực về tư tưởng, đạo đức, tác phong của con người thời đại Hồ Chí Minh đã được xây dựng và đưa vào các văn bản pháp luật, vào quy ước, quy định, quy tắc ứng xử của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và các quy ước của cộng đồng dân cư.

Những đức tính của con người Việt Nam thời đổi mới được nêu trong Nghị quyết Trung ương 9 khoá XI như yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo được phổ biến rộng rãi trong xã hội, được nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương nhân rộng và cụ thể hoá vào trong các quy định của cộng đồng.

Công tác giáo dục - đào tạo đã được đầu tư khá đồng bộ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục ở tất cả các cấp, đặc biệt là trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Công tác y tế chăm sóc sức khoẻ nhân dân đã có nhiều bước tiến mới, nhất là xây dựng cơ sở khám, chữa bệnh ở tuyến cơ sở.

Các chính sách xã hội đã góp phần quan trọng để bảo đảm an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo, trợ giúp cho các đối tượng dễ bị tổn thương. Truyền thống đoàn kết, giúp đỡ nhau trong xoá đói, giảm nghèo, khắc phục hậu quả do thiên tai, dịch bệnh được tăng cường.

Dân chủ hoá xã hội được mở rộng. Con người Việt Nam đã chú trọng đổi mới tư duy, năng động, sáng tạo, tích cực và chủ động trong việc kế thừa, phát huy các giá trị văn hoá, đạo đức truyền thống của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại, đáp ứng với yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

Phong trào thi đua yêu nước được triển khai sâu rộng trong xã hội đã khơi dậy truyền thống yêu nước, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của các tầng lớp nhân dân. Tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, đặc biệt là trong thanh niên gần đây đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội.

Tinh thần dấn thân, hy sinh vì cộng đồng, vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của nhân dân đã được thể hiện rõ trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 hiện nay của đội ngũ tuyến đầu chống dịch như y, bác sĩ, quân đội, công an, đội ngũ tình nguyện viên, sự đóng góp của các tổ chức chính trị - xã hội, của doanh nghiệp, đội ngũ văn nghệ sĩ và những nhà hảo tâm.

Đảng và Nhà nước đã quán triệt sâu sắc quan điểm con người là chủ thể, là mục tiêu, là động lực của phát triển. Sự quan tâm đến xây dựng con người được thể hiện nhất quán trong mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước từ lĩnh vực kinh tế chính trị, văn hoá và xã hội.

Sự phát triển con người toàn diện được chú trọng ở cả hai phương diện cơ bản là nâng cao năng lực và mở rộng cơ hội tiếp cận các điều kiện để phát triển của con người. Những vấn đề an ninh con người, bảo vệ quyền con người, an sinh xã hội, phát triển bền vững và bao trùm, không để ai bị bỏ lại phía sau... đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và đem lại tự do, hạnh phúc cho con người.

Con người vừa là chủ thể sáng tạo văn hoá, vừa là sản phẩm của môi trường văn hoá. Vì vậy, cùng với quá trình đặt trung tâm vào xây dựng con người, Đảng và Nhà nước đã chú trọng xây dựng môi trường văn hoá, trước hết là từ trong gia đình, cộng đồng dân cư tới cơ quan, doanh nghiệp, trường học.

Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá được các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm thực hiện suốt một thời gian dài từ năm 1998 (khi triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII) đến nay đã thu được những kết quả tốt đẹp.

Các tiêu chí văn hoá trong xây dựng nông thôn mới, xây dựng văn minh đô thị đã được triển khai thực hành trong đời sống. Vấn đề xây dựng môi trường văn hoá trong Đảng đã có bước chuyển biến tích cực, nhất là từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII và quy định về nêu gương của cán bộ đảng viên, nhất là uỷ viên Bộ Chính trị, uỷ viên Ban Bí thư, uỷ viên Trung ương và người đứng đầu cấp uỷ. Công tác xây dựng môi trường văn hoá trong cơ quan Nhà nước đã được cụ thể hoá bằng quy định về xây dựng văn hoá công sở và gần đây là Đề án “Văn hoá công vụ” do Chính phủ ban hành.

Cá nhân và đơn vị tiên tiến được công nhận danh hiệu văn hoá ngày càng tăng. Đến tháng 8.2018, cả nước có 86,8% gia đình được công nhận là gia đình văn hoá; 71,1% làng, bản, ấp, tổ dân phố; 71,2% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá.

Đến năm 2018, cả nước có 2.691 xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới (đạt 32%). Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc tổ chức đám cưới, đám tang, lễ hội có những chuyển biến tích cực. Các lễ hội được tổ chức và quản lý chặt chẽ hơn; môi trường văn hoá ở đa số các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng dần đi vào nền nếp, trật tự và lành mạnh hơn.

Nhiều phong trào và mô hình văn hoá mới đã xuất hiện, tiêu biểu là phong trào “3 không, 3 sạch” của Hội Phụ nữ “Sáng - xanh - sạch - đẹp” ở đô thị; “Tổ liên gia tự quản”; “Tổ hoà giải”; “Tổ tự quản” đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội ở nhiều địa bàn dân cư; “Ngày hội đoàn kết toàn dân”...

Hệ thống thiết chế văn hoá, văn nghệ, thể dục - thể thao được đầu tư, nâng cấp và xây dựng mới, đã được khai thác hiệu quả để đáp ứng nhu cầu của các tầng lớp nhân dân. Phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao phát triển rộng khắp.

Nhiều sự kiện văn hoá, nghệ thuật, thể dục - thể thao được tổ chức ở quy mô quốc gia, quốc tế đã thu hút sự quan tâm của xã hội, góp phần cổ vũ tinh thần dân tộc, giới thiệu và quảng bá hình ảnh văn hoá và con người Việt Nam ra thế giới.

Những thành tựu về xây dựng con người và môi trường văn hoá lành mạnh đã góp phần quan trọng vào cổ vũ, khơi dậy khát vọng phát triển Việt Nam thịnh vượng, hạnh phúc, phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh của con người Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

VIỆT ĐÔNG

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục