Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Khuyến khích giáo viên tự nguyện dạy bổ sung kiến thức… không thu tiền
Thứ năm: 22:27 ngày 20/02/2025

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có văn bản gửi Trưởng phòng GD&ĐT huyện, thị xã, thành phố, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở, giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm.

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Văn bản nêu, thực hiện Thông tư 29, Sở GD&ĐT đang tham mưu UBND tỉnh xây dựng dự thảo quyết định quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh theo đúng trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật (dự kiến trình UBND tỉnh sớm nhất vào tháng 5.2025).

Trong khi chờ quy định của UBND tỉnh về dạy thêm, học thêm, Giám đốc Sở yêu cầu Trưởng phòng GD&ĐT, Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện, thị xã, cụm TP. Tây Ninh, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc chỉ đạo các đơn vị tuyên truyền, quán triệt, triển khai nghiêm túc quy định về dạy thêm, học thêm theo Thông tư số 29 đến cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh. Trong đó tập trung tuyên truyền về quy định mới của Thông tư số 29, mặt trái của tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong đội ngũ nhà giáo, Nhân dân và chính quyền địa phương các cấp.

Người đứng đầu các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên có trách nhiệm quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường, hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường của giáo viên do đơn vị quản lý theo đúng quy định.

Cơ sở giáo dục nâng cao hiệu quả công tác quản trị nhà trường trong việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, thực hiện tốt kế hoạch giáo dục của nhà trường, kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn.

Tổ chức cho giáo viên thực hiện hiệu quả các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.

Thực hiện nghiệm quy chế chuyên môn về đánh giá học sinh đúng chỉ đạo của Bộ GD&ĐT; tổ chức quản lý chặt chẽ việc kiểm tra thường xuyên của giáo viên tại lớp; tổ chức tốt việc kiểm tra định kỳ ở tất cả các khâu: ra đề, tổ chức coi kiểm tra, chấm kiểm tra… phải bảo đảm nghiêm túc để có kết quả giáo dục đúng thực chất để có biện pháp thực hiện, điều chỉnh phù hợp, hiệu quả.

Thực hiện tốt công tác xây dựng trường học an toàn và xây dựng văn hoá học đường gắn với việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

Tăng cường rèn luyện cho học sinh phương pháp học tập hiệu quả, phù hợp với từng học sinh, đặc biệt là năng lực tự học; tổ chức giao bài cho học sinh tự học ở nhà theo hình thức trực tiếp, trực tuyến đảm bảo phù hợp với từng đối tượng học sinh.

Tổ chức các hoạt động ngoại khoá, câu lạc bộ, kỹ năng sống… cho học sinh; lựa chọn và khuyến khích học sinh tham gia học, ôn tập trực tuyến trên các nền tảng, phần mềm dạy học nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học sinh.

Bố trí linh hoạt các giải pháp dạy học trực tiếp, trực tuyến, trực tiếp kết hợp với trực tuyến, một giáo viên có thể dạy cho nhiều học sinh để tổ chức ôn thi cho học sinh. Quá trình dạy học chính khoá, cần bám sát và áp dụng các dạng thức câu hỏi, bài tập có trong đề thi tham khảo của Bộ GD&ĐT.

Khuyến khích giáo viên trong nhà trường tự nguyện dạy bổ sung kiến thức, đáp ứng nguyện vọng của học sinh (nhất là học sinh có học lực yếu) nhưng không thu tiền của học sinh, không sử dụng ngân sách Nhà nước; tăng cường kiểm tra, giám sát việc dạy thêm ngoài nhà trường đối với giáo viên; kịp thời có những biện pháp xử lý phù hợp khi phát hiện vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm.

Việt Đông

Tin cùng chuyên mục