Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Khuyến khích phát triển thư viện tư nhân
Thứ hai: 08:22 ngày 09/09/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc phát triển và nhân rộng các mô hình tại địa phương. Đề xuất biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các tập thể và cá nhân điển hình, nhân rộng mô hình tốt, các cách làm hay, sáng tạo có đóng góp tích cực trong phát triển văn hoá đọc.

UBND tỉnh vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương phát triển mô hình thư viện lưu động, thư viện kết hợp với trung tâm VHTT cấp xã, trung tâm học tập cộng đồng cấp xã, điểm bưu điện văn hoá xã, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng phục vụ người dân học tập suốt đời tại cơ sở.

Khuyến khích tổ chức nhiều hoạt động

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về nội dung này, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu tập trung tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung tại Quyết định số 1520 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình “Đẩy mạnh các hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hoá đến năm 2030”;

Kế hoạch 3290 của UBND tỉnh về việc tiếp tục triển khai thực hiện Đề án phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030.

Học sinh Trường THCS An Cơ đọc sách tại thư viện container do Hội Doanh nhân trẻ Thành phố Hồ Chí Minh (YBA) trao tặng.

Củng với đó, Quyết định số 743 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình “Đẩy mạnh các hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hoá đến năm 2030”.

Cụ thể, các sở, ngành và địa phương tiếp tục khuyến khích phát triển thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng, thư viện cộng đồng phục vụ người dân; đa dạng hoá mô hình phát triển thư viện và văn hoá đọc theo hướng lấy cơ sở là địa bàn trọng tâm để tác nghiệp, kết hợp và phát huy hiệu quả các thiết chế sẵn có phù hợp với thực tiễn.

Tổ chức các hoạt động học tập suốt đời gắn với các ngày lễ, ngày kỷ niệm của đất nước và địa phương như Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam (21.4), Ngày Sách và Bản quyền thế giới (23.4), Ngày Quốc tế Phụ nữ (8.3), Ngày Quốc tế Bảo tàng (18.5), Ngày Gia đình Việt Nam (28.6), Ngày Phụ nữ Việt Nam (20.10), Ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23.11)…

Song song đó, biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các tập thể và cá nhân điển hình, nhân rộng mô hình tốt, các cách làm hay, sáng tạo có đóng góp tích cực trong phát triển văn hoá đọc, trong hoạt động phục vụ học tập suốt đời tại các thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hoá, các thiết chế văn hoá ở cơ sở.

Lồng ghép các chương trình để đạt hiệu quả cao

Đối với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh yêu cầu xây dựng hoặc lồng ghép vào các chương trình phối hợp với các cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội ở địa phương hỗ trợ thư viện cơ sở nguồn lực tham gia vận hành, tổ chức các hoạt động khuyến đọc.

Phối hợp các sở, ngành có liên quan thực hiện rà soát, đánh giá thực trạng hoạt động của hệ thống cơ sở hiện có; phát triển mô hình phục vụ hoạt động thư viện, khuyến đọc theo hướng khai thác và sử dụng hiệu quả trụ sở, trang thiết bị, nguồn nhân lực hiện có, chấn chỉnh, kiện toàn các mô hình hoạt động chưa hiệu quả; phát huy, nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả tại địa phương.

Học sinh khối tiểu học với niềm đam mê đọc sách.

Phối hợp với Sở Tư pháp, các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện rà soát tổ chức lại các nguồn lực thông tin về thư viện cấp về địa phương để phát huy hiệu quả.

Trong đó lưu ý, chỉ đạo thư viện công cộng cấp tỉnh hướng dẫn chuẩn hoá các hoạt động thư viện; thực hiện phương châm “Sách đi tìm người đọc” tiếp tục đẩy mạnh hoạt động luân chuyển, tổ chức các hoạt động khuyến đọc tại thư viện cơ sở; lồng ghép nội dung khuyến đọc trong các hoạt động văn hoá nghệ thuật, thể dục, thể thao quần chúng.

Mở rộng phạm vi, tăng số lượng, nâng cao chất lượng công tác phục vụ lưu động; phối hợp chặt chẽ với thư viện cơ sở trên địa bàn khi phục vụ lưu động, chú trọng tính đặc thù từng khu vực.

Xây dựng quy chế, nội quy hoạt động mẫu cho thư viện cơ sở phù hợp với thực tiễn, phong tục văn hoá của từng địa bàn; phát huy vai trò của thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng, tủ sách cơ sở tại những địa bàn không có thư viện công lập; luân chuyển, hỗ trợ nguồn tài nguyên thông tin ban đầu; hỗ trợ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ thư viện, phát triển văn hoá đọc cho người tham gia vận hành, quản lý thư viện cơ sở.

Nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh cơ chế, chính sách để các đơn vị phát huy hiệu quả việc sử dụng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động công ích phù hợp quy định và điều kiện thực tế.

Nghiên cứu, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh đầu tư trọng tâm cho thư viện công cộng cấp tỉnh để phát triển, duy trì bền vững hiệu quả hoạt động của mô hình thư viện lưu động, đặc biệt xe ô tô thư viện lưu động đa phương tiện tới vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, những nơi chưa có thư viện công lập.

Nhân rộng mô hình hay, cách làm sáng tạo

Riêng các địa phương, UBND tỉnh yêu cầu chủ động, cân đối nguồn ngân sách địa phương để phát triển mô hình thư viện lưu động, thư viện kết hợp với trung tâm văn hoá, thể thao cấp xã, trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu điện văn hoá xã, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng phục vụ người dân học tập suốt đời tại cơ sở; huy động nguồn lực trong xã hội để tổ chức triển khai thực hiện các mô hình tại địa phương.

Quan tâm, chỉ đạo việc phát triển mô hình phục vụ hoạt động thư viện, khuyến đọc theo hướng khai thác và sử dụng hiệu quả trụ sở, trang thiết bị, nguồn nhân lực hiện có, chấn chỉnh, kiện toàn các mô hình hoạt động chưa hiệu quả; phát huy, nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả tại địa phương.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc phát triển và nhân rộng các mô hình tại địa phương. Đề xuất biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các tập thể và cá nhân điển hình, nhân rộng mô hình tốt, các cách làm hay, sáng tạo có đóng góp tích cực trong phát triển văn hoá đọc.

Thanh Hà

Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục