Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng Báo chí Cách Mạng Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng Báo chí Cách Mạng Việt Nam
Kinh tế Việt Nam 2008: Suy giảm và thách thức đổi mới
Thứ sáu: 09:28 ngày 08/05/2009

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội vừa tổ chức hội thảo công bố Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2009 của Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách (CEPR).

Ngày 8.5, tại Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức hội thảo công bố Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2009 của Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách (CEPR).

Báo cáo với chủ đề “Kinh tế Việt Nam 2008: Suy giảm và thách thức đổi mới” gồm 8 chương và phụ lục.

Chương 1, trong bài viết tổng quan về “Khủng hoảng tài chính và kinh tế thế giới năm 2008”, Tiến sĩ (TS) Lê Hồng Giang tập trung phân tích các nguyên nhân, cũng như đưa ra các nhận định về diễn biến và hệ quả có thể của cuộc khủng hoảng này.

Chương 2, trong bài viết về “Tổng quan kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2008”, TS Phạm Văn Hà đưa ra nhận định năm 2008 như một năm đánh dấu nền kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn thu hẹp của chu kỳ kinh tế.

Chương 3 của TS Phạm Thế Anh có nhan đề “Quản lý tổng cầu trong môi trường bất ổn vĩ mô” tập trung giải quyết ba vấn đề chính: diễn biến và nguyên nhân của lạm phát trong những năm gần đây; đánh giá lại hiệu quả chính sách tiền tệ trong việc ổn định giá cả và duy trì tăng trưởng; xây dựng mô hình ước lượng vai trò của các chính sách quản lý tổng cầu cho nền kinh tế Việt Nam.

Chương 4, “Chính sách thương mại quốc tế trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu”, TS Từ Thúy Anh tập trung phân tích tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2008.

Chủ đề của chương 5 liên quan đến thị trường chứng khoán năm 2008, với nhan đề “Biến động của thị trường chứng khoán dưới góc nhìn kinh tế vĩ mô”.

Trong Chương 6, TS Tô Trung Thành hướng tới việc làm sáng tỏ “Năng lực cạnh tranh công nghiệp Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế Thế giới”.

Chương 7 có nhan đề “Vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: nên tăng cường thu hút hay tăng cường quản lý?”, Th.s Jago Penrose tập trung đề cập về vấn đề vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Chương 8 của Báo cáo về viễn cảnh kinh tế của năm 2009, đồng thời phân tích những khó khăn trong việc thực hiện các chính sách vĩ mô trong bối cảnh hiện thời.

Báo cáo được cập nhật thông tin và số liệu đến hết tháng 12.2008, một số vấn đề thời sự được cập nhật đến hết tháng 3.2009.

Báo cáo đầy đủ gồm hơn 200 trang được Nhà xuất bản Tri thức xuất bản với thời gian phát hành dự kiến khoảng cuối tháng 5, đầu tháng 6.2009.

Đây sẽ là tài liệu tham khảo rất hữu ích cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu cũng như cho tất cả những vấn đề kinh tế vĩ mô tại Việt Nam.

(Theo VOV News)

Từ khóa:
data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục