Theo dõi Báo Tây Ninh trên
(BTNO) -
Những ngôi sao băng và những tiểu hành tinh đã nhiều lần đáp xuống trái đất và để lại những chiếc hố khổng lồ.

Những ngôi sao băng và những tiểu hành tinh đã nhiều lần đáp xuống trái đất và để lại những chiếc hố khổng lồ. Hầu hết những hố thiên thạch đã biến mất hay bị bào mòn trong quá trình dịch chuyển địa chất qua thời gian dài, tuy nhiên một vài trong số đó vẫn còn tồn tại, như minh chứng cho những tác động của nó đến trái đất và hệ sinh thái ở đó. Và đây là 10 hố thiên thạch đáng được chú ý nhất còn tồn tại đến ngày nay.
1. Hố thiên thạch Sao băng (Meteor), Arizona, Mỹ
![]() |
Nằm cách Flagstaff 40 dặm về phía Đông, hố thiên thạch Sao băng rộng hơn 1.200m và sâu đến 200m này giống mặt trăng đến kỳ lạ này nhờ vào khí hậu khô cằn của vùng sa mạc bắc Arizona và một phần vì nó tương đối 'mới' (khoảng 40.000 năm tuổi). Người ta ước tính rằng thiên thạch Canyon Diablo tạo nên hố thiên thạch này có thành phần chủ yếu là sắt và niken có đường kính khoảng 50 meters và nặng xấp xỉ 150.000 tấn.
Người ta không khuyến khích việc bay qua miệng hố thiên thạch này. Vào năm 1964, một chiếc máy bay Cessna nhỏ đã bay vào trong miệng hố và không thể thoát ra vì liên tục bị hút xuống dưới, cuối cùng nó đã rơi xuống chiếc hố thiên thạch này.
2. Hố thiên thạch Wolfe Creek, Australia
![]() |
Cũng giống như hố thiên thạch Meteor ở Arizona, Wolfe Creek được bảo tồn nguyên trạng cũng do môi trường ở Outback và độ tuổi của nó (khoảng 300.000 năm). Để đến được hố thiên thạch này, các du khách phải trèo qua một vách đá cao 25m trước khi xuống mặt hố phủ đầy cát sâu khoảng hơn 50m.
3. Hố thiên thạch Manicouagan, Quebec, Canada
![]() |
Hố thiên thạch Manicouagan là một trong những hố thiên thạch lâu đời nhất mà có thể thấy được, có thể do nó nằm ở vùng khắc nghiệt của vành đai Canada, khoảng 190 dặm về phía bắc của thành phố Baie Comeau. Cái hồ bao xung quanh vùng tâm nổi lên của hố thiên thạch có đường kính rộng đến 40dặm (xấp xỉ 65km).
4. Hố thiên thạch Wetumpka, Alabama, Mỹ
![]() |
Khoảng 82 triệu năm trước, một ngôi sao băng rộng khoảng 350m đã rơi xuống vùng biển nông phía bắc của nơi là thành phố Montgomery, Alabama hiện nay. Những gì còn sót 8km, hố thiên thạch Wetumpka lộ những vỉa đá trên miệng hố trơ trọi và vùng tâm được nâng lên, đã chứng tỏ những tác động đột ngột lên nền lục địa dưới đáy biển.
5. Hồ thiên thạch Lonar, Ấn Độ
![]() |
Là một trong những hố thiên thạch nổi tiếng nhất Ấn Độ, hồ Lonar nằm ở gần thị trấn Sultanpur của bang Maharashtra. Chỉ rộng khoảng 116km, hố thiên thạch chứa nước muối, kiềm này được hình thành do tác động của một sao chổi hoặc thiên thạch trong kỷ Pleistocene gần 52.000 năm trước.
Hố Lonar giữ gần như nguyên vẹn hình dáng ban đầu của nó do thiếu sự đóng băng ở khu vực đó của Ấn Độ và cũng do nền đất đá bazan núi lửa cứng ở khu vực này.
6. Hố thiên thạch Pingualuit, Quebec, Canada
![]() |
Được phát hiện ra vào giữa những năm 40 nhưng chỉ được biết đến bởi người dân bản địa dưới cái tên “Đôi mắt ngọc của Nunavik”, hố thiên thạch Pingualuit là kết quả của một vụ va chạm thiên thạch khoảng 1,4 triệu năm trước. Cái hồ trên nằm trên miệng hố thiên thạch ngày nay được hình thành hoàn toàn từ nước mưa và tuyết, do đó nước ở đây cực kỳ tinh khiết, muối chỉ chiếm có 3 ppm (Hồ lớn - Great Lakes chứa trung bình 500 ppm).
7. Hố thiên thạch Kaali, Estonia
![]() |
Khoảng 660 năm trước Công nguyên, có một sao băng bay vào bầu khí quyển của Trái Đất, vỡ thành ít nhất 9 mảnh, và tạo nên đảo Baltic ở Saaremaa với sức công phá bằng một quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima. Một vài trong số những hố thiên thạch này đã bị ngập trong nước nhưng vẫn giữ hình dáng tròn đặc trưng như khi chúng mới hình thành sau khi những núi băng trôi của kỷ Băng Hà tan hết. Hố lớn nhất trong những hố thiên thạch đó là Kaali rộng chừng 100m, lượng nước ngầm trong các hố thay đổi theo từng mùa.
8. Hố thiên thạch Gosses Bluff, Australia
![]() |
Hố thiên thạch Gosses Bluff trông vẫn tuyệt so với tuổi của nó: khoảng 142 triệu năm. Nằm ở vùng phía Bắc của Úc, hố thiên thạch với vẻ đẹp thô ráp, xù xì này nổi bật trên nền trời ngọc bích của Outback với một vòng tròn những đỉnh đồi, đất đá cao đến 150m. Là một địa điểm du lịch khá nổi tiếng nằm cách thị trấn Alice Springs 160km về phía Tây.
Sự va chạm của sao băng Gosses Bluff cũng chính là điểm kết thúc của kỷ Jura, gây ra sự tàn phá khủng khiếp và một hố va chạm rộng đến 22km. Tuy nhiên, theo thời gian và điều kiện khí hậu, hố Gosses Bluff chỉ còn rộng có 5km.
9. Hồ Clearwater, Quebec, Canada
![]() |
Đường kính của cặp hồ này là 26 và 36 km, và một hồ còn có một vòng tròn gồm những đảo nhỏ ở bên trong. Hiện tượng hố thiên thạch đôi thì hiếm thấy ở Trái Đất nhưng lại rất phổ biến trên các hành tinh và mặt trăng khác trong hệ mặt trời. Nguyên nhân của việc này có thể là do những thiên thạch này vỡ làm đôi khi xuyên thủng bầu khí quyển của trái đất, hay như giả thuyết của một số nhà khoa học, những tiểu hành tinh cùng với mặt trăng của nó đã đi cùng nhau đi tới cuối cuộc hành trình.
10. Hố thiên thạch Wilkes Land, Nam Cực
![]() |
Vụ va chạm Wilkes Land có thể được hình thành cùng với vụ va chạm rộng 200 km Bedout ở gần Australia bởi những sao băng mà hậu quả là sự tuyệt chủng hàng loạt tồi tệ nhất trong lịch sử của Trái Đất: trận Đại hạn hán (the Great Dying) kết thúc thời kỳ Permian (90% các loài sống dưới nước và gần ba phần tư các sinh vật và thực vật sống trên cạn đã bị tuyệt chủng.)
Với sự ra đời của những máy ảnh hiện đại, chụp ảnh vệ tinh độ chính xác cao, người ta đã có thể ghi lại những thứ vượt quá giới hạn tầm nhìn của con người như những hố thiên thạch hay vết tích còn lại của nó liên tục được phát hiện. Ngay cả khi bị bao bọc bởi lớp băng dày hàng nghìn km, Nam Cực cũng không phải là ngoại lệ: một trong những hố thiên thạch lớn nhất từng được biết đến có thế đã được tìm thấy dưới những lớp băng dày trong hàng triệu năm. Nếu những lý thuyết hiện tại trên sự khác thường được chứng minh, chúng chỉ ra rằng có một vụ va chạm lớn với một tiểu hành tinh rộng 48km ở bờ biển Nam Cực vào 250 triệu năm trước, tạo nên một hố rộng tới 483km.
THUÝ TRINH
(Theo vzone)