Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Lấy ý kiến góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều
Thứ sáu: 20:42 ngày 08/05/2020

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Sáng 8.5, ông Huỳnh Thanh Phương - Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Tây Ninh chủ trì hội nghị lấy ý kiến một số sở, ngành tỉnh về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều trình Quốc hội xem xét cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9, dự kiến diễn ra vào tháng 6.2020.

Ông Huỳnh Thanh Phương-Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh phát biểu tại buổi làm việc.

Phát biểu tại hội nghị, đại biểu Huỳnh Thanh Phương- Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh cho biết Luật Phòng, chống thiên tai, Luật Đê điều và các văn bản hướng dẫn được ban hành đã góp phần hoàn thiện đáng kể hành lang pháp lý trong công tác phòng, chống thiên tai, góp phần thúc đẩy quản lý rủi ro thiên tai, giảm thiểu thiệt hại, phát triển kinh tế, xã hội.

Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai thực hiện, Luật đã phát sinh một số vấn đề còn bất cập, chưa hợp lý, do đó việc xây dựng và ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống thiên tai và Luật Đê điều là cần thiết, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã trình lên Quốc hội kiến nghị và sửa đổi Luật.

Tại hội nghị, các cơ quan liên quan đa phần thống nhất với nội dung Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều. Bên cạnh đó có 11 ý kiến của các đại biểu sở, ngành tỉnh cũng chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật, những ý kiến góp ý về quỹ phòng chống thiên tai, lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai, nguồn tài chính, kiểm soát an toàn thiên tai… cần phải được quy định cụ thể, làm cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện trong thực tiễn.

Đại biểu đóng góp ý kiến tại hội nghị.

Các đại biểu cũng đồng ý đưa sương mù là 1 loại hình thiên tai vì có ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp và tham gia giao thông, bệnh tật; cháy rừng là một loại hình thiên tai tự nhiên; không cần thiết thành lập lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã; cần có khái niệm rõ hơn về thiên tai và khái niệm về công trình phòng, chống thiên tai; ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phòng, chống thiên tai; những góp ý liên quan đến việc huy động, quyên góp, phân bổ các nguồn lực cứu trợ.

Tiếp thu ý kiến góp ý của các đại biểu, ông Huỳnh Thanh Phương-Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh cho biết việc phòng chống thiên tai không thể chậm trễ, nên thành lập Quỹ phòng chống thiên tai ở địa phương. Đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh tiếp thu các ý kiến đóng góp của các đại biểu sở, ngành tỉnh để có phản ánh với ban soạn thảo và Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuẩn bị cho kỳ họp tới.

Vũ Nguyệt

Báo Tây Ninh
Liên kết hữu ích
Tin cùng chuyên mục