Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Lấy ý kiến lập QHC Khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen
Thứ hai: 23:31 ngày 05/03/2018

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Về việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về đồ án quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia Núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh đến năm 2035.

1. Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến lập QHC Khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen

Thực hiện chỉ đạo tại Quyết định số 125/QĐ-TTg ngày 25/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh đến năm 2035, Sở Xây dựng thông báo Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về đồ án QHC xây dựng KDL quốc gia Núi Bà Đen từ ngày 06/3/2018 - ngày 15/3/2018, với các nội dung như sau:

a) Đăng tải công khai để tổ chức, công dân góp ý QHC trên Báo Tây Ninh và trên trang thông tin điện tử Sở Xây dựng tỉnh Tây Ninh;

b) Trưng bày công khai; phát phiếu trưng cầu ý kiến; nhận ý kiến góp ý trực tiếp tại trụ sở các cơ quan: Sở Xây dựng, BQL Khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen; UBND thành phố Tây Ninh và UBND các phường Ninh Sơn, Ninh Thạnh, xã Thạnh Tân, xã Phan, xã Suối Đá trong suốt thời gian lấy ý kiến;

c) Tổ chức báo cáo cộng đồng dân cư về QHC xây dựng KDL quốc gia Núi Bà Đen tại các đơn vị trong suốt thời gian từ ngày 06/3/2018 đến ngày 15/3/2018, như sau:

- Từ 08 – 10 h sáng ngày 09/3/2018 tại trụ sở UBND phường Ninh Sơn, Ninh Thạnh: Thành phần được lấy ý kiến là tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư các phường;

- Từ 14 – 16 h chiều ngày 09/3/2018 tại trụ sở UBND xã Thạnh Tân: Thành phần được lấy ý kiến là tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư xã;

- Từ 08 – 10 h sáng ngày 10/3/2018 tại trụ sở UBND thành phố Tây Ninh: Thành phần lấy ý kiến là các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu đất thuộc phạm vi quy hoạch;

- Từ 14 – 16 h chiều ngày 10/3/2018 tại trụ sở UBND xã Phan: Thành phần lấy ý kiến là tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư xã Phan và xã Suối Đá, Dương Minh Châu.

d) Tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan; báo cáo trực tiếp, hội thảo, hội nghị chuyên đề về đồ án QHC xây dựng KDL quốc gia Núi Bà Đen tại UBND tỉnh, UBND thành phố từ ngày 06/3/2018 đến ngày 15/3/2018.

2. Nội dung lấy ý kiến đồ án QHC xây dựng Khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen

- Quy hoạch xây dựng để đầu tư, xây dựng, chỉnh trang Núi Bà Đen trở thành Khu du lịch cấp quốc gia mang bản sắc miền Đông Nam Bộ và xây dựng Núi Bà Đen là biểu tượng, mang đậm dấu ấn mảnh đất, tình người Tây Ninh; tôn trọng và phát triển các giá trị cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học; bảo vệ các giá trị văn hóa và thắng cảnh quốc gia, bảo tồn, kết hợp với phát triển các loại hình du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng để thúc đẩy phát triển kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

- Phát triển các dự án thương mại, dịch vụ hỗn hợp phục vụ phát triển du lịch tại các khu vực thích hợp ở chân núi, thuộc phạm vi dưới cote + 50 m; - các loại hình du lịch sinh thái, du lịch lữ hành,du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, du lịch thể thao, ở kết hợp thương mại, dịch vụ... hướng đến đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ cảnh quan và môi trường của Núi Bà Đen và vùng lân cận là phân khu 6, các trục đường tỉnh 784, 785, 790, đường Suối Đá – Khedol nhằm mục tiêu phát triển đô thị bền vững.

- Bố trí các khu chức năng hỗn hợp thương mại dịch vụ du lịch, công viên cây xanh, vườn dạo, công trình lưu trú, nghĩ dưỡng tại khu vực đỉnh núi Bà Đen kết hợp với các công trình văn hóa, tôn giáo phát huy các giá trị tâm linh, hình thành không gian điểm nhấn cho toàn Khu du lịch và đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

Quy hoạch chung xây dựng KDL quốc gia Núi Bà Đen với các khu chức chính sau:

(1) Đất du lịch tâm linh – Quy mô 119,32 ha, chiếm tỷ lệ 4,03 %.

1.1. Khu du lịch tâm linh - Quần thể Chùa Bà hiện hữu, quy mô 25,13 ha và phát triển thêm 02 tuyến cáp treo hiện đại kết nối lên đỉnh núi Bà Đen.

1.2. Khu du lịch tâm linh trên đỉnh núi – Quy hoạch mới quần thể công trình tâm linh và các khu chức năng hỗn hợp phục vụ du lịch, quy mô 94,19 ha.

Khu trung tâm đỉnh núi: Tượng Phật, Bảo tàng, vườn Hoàng gia, Chùa... Khu lưu trú đầy đủ các loại hình công trình lưu trú, nghĩ dưỡng cao cấp ven đỉnh núi; khu làng cổ tích và các công trình dịch vụ du lịch; nhà ga cáp treo mới và các chức năng khác.

(2) Đất hỗn hợp phục vụ du lịch – Quy mô 720,66 ha, chiếm tỷ lệ 24,32 %.

Quy hoạch, phát triển các khu chức năng hỗn hợp nhằm phục vụ phát triển du lịch và các loại hình dịch vụ, thương mại kết hợp ở, đầu tư hoàn chỉnh trước năm 2020:

2.1. Khu hỗn hợp thương mại, dịch vụ du lịch và lưu trú, nghĩ dưỡng, nhà ở kết hợp thương mại, dịch vụ, quy mô 73,73 ha, gồm: Khu thương mại, dịch vụ và lưu trú, nghỉ dưỡng phục vụ nhu cầu ở của du khách; nhà ở kết hợp thương mại, dịch vụ; khu công viên, cây xanh, công viên nước, cây xanh, vườn dạo….cáp treo, bãi xe...

2.2. Khu hỗn hợp thương mại, dịch vụ du lịch và lưu trú, nghĩ dưỡng, quy mô 48,15 ha, gồm: Các biệt thự; resort nghĩ dưỡng cao cấp; công trình thương mại dịch vụ và công viên, vườn dạo…

2.3. Khu công viên, thương mại dịch vụ hỗn hợp, quy mô 406,78 ha, gồm: Khu công viên các loài bướm; công viên các loài chim; vườn thú Safari; vườn thực vật và công trình thương mại dịch vụ hỗn hợp phục vụ du lịch; bãi đậu xe,…..

2.4. Khu nghỉ dưỡng, nhà ở lưu trú trên núi, quy mô 92,11 ha, bố trí theo địa hình, tạo tính hài hòa, thân thiện và hòa nhập với thiên nhiên.

2.5. Khu công viên cây xanh và các loại hình thương mại dịch vụ hỗn hợp, quy mô 99,89 ha, gồm: Khu làng văn hóa – vườn thảo dược; công viên sinh thái ven hồ và các chức năng thương mại, dịch vụ khác.

(3) Đất phát triển nhà ở thương mại phục vụ du lịch – Quy mô 101,28 ha, chiếm tỷ lệ 3,42 %: Quy hoạch nhà ở shophouse kết hợp với các loại hình thương mại đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, tạo sức hút cho trục đường 790.

(4) Đất sân golf – Quy mô 304,07 ha, chiếm tỷ lệ 10,26 %: Quy hoạch phát triển khu nghỉ dưỡng, sân golf.

(5) Đất phát triển du lịch trang trại, nông nghiệp hữu cơ và thương mại, dịch vụ – Quy mô 420,15 ha, chiếm tỷ lệ 14,18 %: Phát triển du lịch sinh thái, trang trại, đầu tư nông nghiệp hữu cơ.

(6) Đất rừng trên núi – Quy mô 1133,49 ha, chiếm tỷ lệ 38,25 %.

(7) Đất giao thông - Quy mô 117,43 ha, chiếm tỷ lệ 3,96 %.

(8) Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật - Quy mô 47,05 ha, tỷ lệ 1,59 %.

Báo Tây Ninh
Liên kết hữu ích
Tin cùng chuyên mục