Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Xây dựng và hoàn thiện thể chế:
Mọi đường lối, chính sách, pháp luật phải hướng đến người dân, doanh nghiệp
Thứ năm: 16:52 ngày 16/09/2021

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Sáng 16.9, Văn phòng Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành tham dự hội nghị trực tuyến.

Tham dự tại điểm cầu Tỉnh ủy có Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thành Tâm; dự tại điểm cầu UBND tỉnh có Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Ngọc, ngoài ra còn có 2 điểm cầu tại Đoàn ĐBQH, HĐND tỉnh và Công an tỉnh. 

Hội nghị thông qua các báo cáo của Bộ, ngành, cơ quan, địa phương về công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế giai đoạn 2021-2026, định hướng đến năm 2030; công tác xây dựng thể chế của Chính phủ năm 2021; nhiệm vụ phối hợp trong xây dựng thể chế, pháp luật - thực trạng và giải pháp; thực tiễn thi hành pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng - những vướng mắc, bất cập và đề xuất, kiến nghị; xây dựng và thi hành pháp luật về đất đai - thực trạng và định hướng hoàn thiện trong thời gian tới; xây dựng và thi hành pháp luật về thuế - thực trạng áp dụng và định hướng hoàn thiện; xây dựng khung pháp lý cho sự vận hành của Chính phủ điện tử, hướng tới việc xây dựng Chính phủ số và nền kinh tế số. 

Lãnh đạo Đoàn Đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh tham dự hội nghị.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, xây dựng và hoàn thiện thể chế là khâu đột phá xác định từ nhiệm kỳ Đại hội Đảng lần thứ XI đến nay. Từ đầu nhiệm kỳ, Chính phủ đã tập trung xây dựng hoàn thiện thể chế một cách trọng tâm, thực tế với các giải pháp cụ thể như giao nhiệm vụ cho người đứng đầu các bộ, ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực tiếp chỉ đạo, lãnh đạo theo dõi, đôn đốc thực hiện xây dựng và hoàn thiện thể chế. Chính phủ tạo điều kiện, nguồn lực, nhân lực, ưu tiên về tài chính ngân sách, ưu tiên cán bộ; đẩy mạnh nâng cao chất lượng các văn bản liên quan đến thể chế... 

Theo Bộ Tư pháp, thời gian qua, Quốc hội đã bổ sung, sửa đổi, ban hành mới nhiều văn bản luật, pháp lệnh liên quan đến việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân, phù hợp với Hiến pháp năm 2012. Trong đó có những đạo luật cơ bản, quan trọng như Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016; Luật Báo chí năm 2016; Luật Quản lý, sử dũng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017; Luật An ninh mạng năm 2018; Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018; Luật Thi hành án hình sự năm 2019… Giai đoạn 2016-2020, Chính phủ đã trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 112 văn bản; ban hành theo thẩm quyền 745 Nghị định. Thủ tướng Chính phủ ban hành 232 quyết định. Các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành 2.422 thông tư, 110 thông tư liên tịch. 

Tổng kết 15 năm triển khai Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 theo Nghị quyết số 48 cho thấy: Đến nay, hệ thống pháp luật cơ bản đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, tạo hành lang pháp lý để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, góp phần quan trọng vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. 

Tại hội nghị, các địa phương đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp liên quan đến các lĩnh vực như việc tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa trong xây dựng nhà ở xã hội; nguồn lực đất đai chưa được khai thác và phát huy đầy đủ; xu thế thoái hóa, ô nhiễm đất, xâm nhập mặn còn diễn ra nhiều nơi và phức tạp; hệ thống pháp luật nhìn chung còn cồng kềnh, phức tạp, chưa đồng bộ; một số quy định của pháp luật và quy chế của Trung ương ban hành chưa theo kịp với yêu cầu phát triển, không phù hợp với thực tiễn nhưng chậm đổi mới, thay thế… Với kiến nghị của các địa phương về những bất cập, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tiếp thu, nghiên cứu điều chỉnh. 

Đồng thời, người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương cần thể chế hóa các chủ trương đường lối của Đảng, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc hoàn thiện thể chế. Đầu tư cho thể chế là đầu tư cho sự phát triển bền vững, làm sao để thể chế là đòn bẩy, là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội. Trong đó, các địa phương phải thực sự quan tâm đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo đúng tầm, có quy chế làm việc rõ ràng, cụ thể.   

Mọi chủ trương, đường lối, chính sách  đều hướng đến con người và doanh nghiệp 

“Một việc cần làm nữa đó là rà soát lại những vướng mắc xuất phát trong thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo để điều chỉnh. Mọi đường lối, chính sách, pháp luật phải hướng đến người dân, doanh nghiệp để họ phát huy hết nội lực, khả năng cho sự phát triển của đất nước.

Muốn vậy, chúng ta phải lấy ý kiến từ người dân, doanh nghiệp – những đối tượng chịu tác động trực tiếp mà thời gian qua chúng ta chưa quan tâm đầy đủ. Chính vì lẽ đó mà luật không đi vào cuộc sống, còn nhiều vướng mắc. Chúng ta cần phải chú ý, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh. 

Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu các địa phương tăng cường việc giám sát, kiểm tra thực thi pháp luật và tổ chức thực thi pháp luật đến từng người dân, doanh nghiệp, cơ sở. Khi vận dụng chính sách pháp luật phải linh hoạt, sáng tạo với điều kiện thực tiễn của địa phương, lấy lợi ích quốc gia dân tộc, lợi ích của người dân trên hết. Thủ tướng Chính phủ cũng lưu ý trong thời gian tới, các cơ quan tham mưu cần nghiên cứu quy trình làm Luật thật đơn giản, tránh trường hợp lạc hậu so với diễn biến tình hình.

Ngọc Diêu

Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục