Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Mong ông tiến sĩ sáng mắt, sáng lòng ra!
Thứ sáu: 08:50 ngày 21/07/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Nghe nói hồi nhỏ ông đã học tới tú tài ở miền Nam thuộc chế độ Việt Nam Cộng hoà (VNCH) rồi đi kháng chiến phải không?

- Vâng!

- Vậy học trò mấy ông thời đó có quay cóp, sử dụng “bùa”, phao khi kiểm tra bài tại lớp hoặc khi thi cử không?

- Cũng tuỳ người, có học sinh học hành chăm chỉ, kiến thức căn bản vững vàng thì thi, kiểm tra gì cũng không cần quay cóp vẫn đỗ đạt bình thường; ngược lại những anh chị ham chơi chán học, khi thi cử cũng quay cóp, phao phiếc búa xua; thiếu điểm thì một số phụ huynh học sinh cũng chạy điểm cho con bằng tiền hoặc bằng thế lực (nếu có hai điều kiện đó). “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”... thời nào chả thế! Mà ông hỏi chi vậy?

- Số là đọc trên mạng, tôi thấy có tay tiến sĩ ở hải ngoại nêu: những hình ảnh tiêu cực trong giáo dục, thi cử đó chỉ diễn ra từ sau 30.4.1975 đến nay rồi quy kết lỗi này là do... Cộng sản Bắc Việt (?) gây ra! Từ đó, ông ta nhìn lại và tiếc nuối “chính sách giáo dục miền Nam trước kia là một chính sách quốc gia đặt căn bản Dân tộc - Nhân bản - Khoa học - Khai phóng làm trọng tâm cho việc phát triển quốc gia”, ông ta muốn giáo dục - đào tạo nước ta trở lại như thời đó!

- Ông ta là ai vậy?

- Mai Thanh Truyết, tiến sĩ Hoá học Ðại học Besancon, Pháp. Chức vụ ở VNCH trước năm 1975 là: Giảng sư, Trưởng ban Hoá học, Ðại học Sư phạm Sài Gòn; Giám đốc Học vụ, Viện Ðại học Cao Ðài, Tây Ninh. Ðó là theo tiểu sử treo ở trên mạng, chớ thật ra ông ta là ai, tôi chả biết...

- Nếu là ông Truyết đó thì ông kể còn thiếu về ông ta: là đệ nhứt Phó chủ tịch Ðại Việt Quốc Dân Ðảng ở hải ngoại hiện nay, hình ảnh ông ta thường xuất hiện trên mạng là đứng dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ. Nếu nói về đề tài giáo dục thời VNCH thì ông hãy nghe giáo sư Nguyễn Mạnh Quang nói hay hơn!

- Giáo sư Quang là ai?

- Nhà giáo Nguyễn Mạnh Quang, sinh năm 1935 tại tỉnh Thái Bình, miền Bắc. Ông tốt nghiệp Ðại học Sư phạm tại Ðại học Sài Gòn năm 1964, từ 1966-1969 được cấp học bổng du học ở Ðại học Ohio (Hoa Kỳ) tốt nghiệp với bằng Cao học môn Sử Ðịa. Ông dạy học 8 năm ở miền Nam Việt Nam, tới tháng 4.1975, rời Việt Nam sang Hoa Kỳ và tiếp tục dạy học 23 năm ở các trường trung học cấp III tại Hoa Kỳ. Ông nghỉ hưu năm 1998 và từ đấy đến nay tiếp tục nghiên cứu, biên soạn về lịch sử VN thời cận đại và hiện đại. Vì vậy, ông đủ tư cách để nhận xét về chính sách giáo dục ở miền Nam Việt Nam thời VNCH (1954-1975)...

- Vâng ông nói tiếp đi, tôi nghe!

- Giáo sư Quang nói đại ý là: sản phẩm của một nền giáo dục lệ thuộc ngoại bang như VNCH không thể là một nền giáo dục tốt. Ðúng là VNCH có đề ra triết lý giáo dục là “nhân bản, dân tộc, khai phóng” nhưng người đảm trách việc biên soạn chính sách giáo dục ấy lại là người của Vatican, cùng hội cùng thuyền với thực dân, cho nên thực chất chính sách giáo dục ở miền Nam Việt Nam từ 1954 đến 1975 là “phi nhân bản, phản dân tộc, đóng kín” (nhồi sọ, không khai phóng). Vậy ông có lên “phây” hãy nhắn với tiến sĩ Mai Thanh Truyết rằng: “Lòng thù hận cực đoan đã làm đầu óc tiến sĩ trở nên mụ mị. Tiến sĩ hãy lên mạng Sách hiếm đọc bài “Giáo dục thời VNCH” của tác giả Nguyễn Mạnh Quang hoặc nghe ông trực tiếp nói chuyện về đề tài này trên mạng Youtube để sáng mắt, sáng lòng ra!”.

THIÊN HẠ 

Từ khóa:
Tin cùng chuyên mục