(BTNO)
- Báo cáo tại kỳ họp thứ 22 HĐND tỉnh khoá VII (diễn ra từ ngày 8 – 10.12.2010),
Toà án Nhân dân tỉnh cho biết, trong năm 2010, toàn ngành thụ lý 9.086 vụ án các
loại, giải quyết được 8.528 vụ, đạt 93,86%. So với năm 2009, số vụ thụ lý tăng
579 vụ, giải quyết tăng 468 vụ, số án còn 558 vụ.
So với năm 2009, tổng số vụ án các loại đều
tăng, nhiều nhất là các loại án hôn nhân – gia đình (thụ lý tăng 602 vụ, giải
quyết tăng 531 vụ), án dân sự (thụ lý tăng 319 vụ, giải quyết tăng 309 vụ). Một
số loại tranh chấp giảm so với năm 2009 như đòi lại tài sản, giải quyết 87 vụ
(giảm 49 vụ); hợp đồng mua bán tài sản 329 vụ (giảm 49 vụ) nhưng tranh chấp hợp
đồng vay tài sản là 1935 vụ - tăng 582 vụ, tranh chấp quyền sử dụng đất 505 vụ -
tăng 49 vụ.
 |
Một phiên toà xét
xử lưu động tại xã Tân Hưng, huyện Tân Châu |
Riêng án hình sự thụ lý và giải quyết giảm so
với cùng kỳ (thụ lý giảm 341 vụ, giải quyết giảm 308 vụ), nhưng một số loại tội
phạm phát sinh trong năm vẫn ở mức cao, một số loại tội phạm tăng so với năm
2009 như: trộm cắp tài sản 259 vụ (giảm 146 vụ), cố ý gây thương tích 165 vụ
(giảm 17 vụ), đánh bạc và tổ chức đánh bạc 180 vụ (giảm 59 vụ), hiếp dâm trẻ em
16 vụ (giảm 7 vụ), vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ 127 vụ (tăng 11 vụ), giao cấu với trẻ em 42 vụ (tăng 11 vụ), tội giết
người 29 vụ (tăng 9 vụ)…
Về chất lượng giải quyết án, tổng số án toàn
ngành bị huỷ là 79 vụ, chiếm tỷ lệ 0,92%, so với năm 2009 giảm 23 vụ. Số án bị
sửa là 238 vụ, chiếm tỷ lệ 2,79%, so với cùng kỳ tăng 99 vụ. Án quá hạn luật
định trong toàn ngành là 25 vụ, chủ yếu là án dân sự do án phức tạp, số đương sự
tham gia trong vụ án nhiều và có địa chỉ khác nhau nên việc mời đương sự gặp khó
khăn, việc uỷ thác tư pháp không có kết quả trả lời của cơ quan có thẩm quyền.
Đánh giá về nguyên nhân những tồn tại năm 2010,
ngành Toà án cho biết, do một số thẩm phán còn chủ quan khi nghiên cứu hồ sơ,
đánh giá chứng cứ chưa toàn diện, đưa thiếu người tham gia tố tụng dẫn đến việc
án bị huỷ, sửa. Số lượng án các loại trong toàn ngành ngày càng tăng trong khi
số lượng thẩm phán thiếu (14 thẩm phán), chưa đáp ứng nhu cầu giải quyết khối
lượng công việc, tạo áp lực lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ của ngành, bình
quân 1 thẩm phán phải giải quyết 9 vụ án/ tháng. Mặt khác, một vài cơ quan chức
năng chưa quan tâm và phối hợp chặt chẽ với toà án trong việc cung cấp chứng cứ
khi toà án yêu cầu…
Mặc dù số vụ án thụ lý tăng nhưng cán bộ - công
chức ngành Toà án đã giải quyết đạt tỷ lệ 93,86% - vượt mức chỉ tiêu đăng ký đầu
năm. Chất lượng xét xử ngày càng được nâng lên, án huỷ được kéo giảm, án tuyên
không rõ ràng được khắc phục, không xử oan đối với người không phạm tội.
Công tác xét xử lưu động tại địa phương xảy ra vụ
án tăng, được nhân dân đồng tình ủng hộ.
Thông qua công tác giải quyết các loại án, TAND tỉnh đã thực hiện nhiệm vụ tuyên
truyền, giáo dục ý thức pháp luật cho người dân, góp phần ổn định trật tự an
toàn xã hội.
PHƯƠNG LY