Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Ngày Cá tháng Tư bắt nguồn từ nước nào?
Thứ hai: 15:57 ngày 01/04/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Ngày Cá tháng Tư hay ngày nói dối 1/4 có nguồn gốc từ đâu chắc hẳn vẫn là thắc mắc của nhiều người.

Ngày 1 tháng 4 Dương lịch hàng năm được mọi người biết đến là ngày Cá tháng Tư hay là ngày nói dối. Vào ngày này, mọi người thường đùa giỡn nhau bằng những câu nói dối vô hại.

Ngày Cá tháng Tư bắt nguồn từ nước nào?

Ngày Cá tháng Tư được cho là có nguồn gốc từ nước Pháp. Mặc dù hiện nay, ngày này được kỷ niệm phổ biến trên thế giới nhưng việc nó ra đời thế nào vẫn là điều bí ẩn với những giả thuyết khác nhau. Nhiều tài liệu cho rằng ngày Cá tháng Tư xuất hiện sau quyết định của Hoàng đế Charles IX nước Pháp thế kỷ XVI.

Theo đó, trước đây mùa lễ hội hàng năm của Pháp bắt đầu vào ngày đầu tiên của tháng 4 nên năm mới cũng được bắt đầu tính từ ngày này. Đến năm 1582, Hoàng đế Charles IX ra lệnh chuyển ngày đón năm mới vào ngày 1/1.

Do phương tiện liên lạc thời đó còn lạc hậu, người truyền tin phải chạy bộ đi khắp nơi để thông báo nên trong một thời gian khá dài, người dân ở nhiều nơi chưa biết về sự thay đổi đó. Mặt khác, một số người tuy nhưng họ không muốn chấp nhận mà vẫn tiếp tục đón năm mới vào ngày 1/4 như cũ.

Sự thủ cựu này bị cho là “ngớ ngẩn” và trở thành một câu chuyện vui lan truyền khắp đất nước Pháp hồi đó. Ngày 1/4 bị coi là tượng trưng cho sự sai lệch thông tin mà một số người hài hước gọi đây là “ngày nói dối”. Cũng từ đó, cái tên “ngày nói dối” xuất hiện.

Còn khái niệm Poission d’avril - Cá tháng Tư - lại được nhà thơ d’Amerval đưa ra lần đầu tiên, bởi tháng tư là tháng của cung Song Ngư với biểu tượng hai con cá quấn vào nhau. Tháng Tư cũng là thời điểm mà những loài cá sống trong vùng nhiệt độ ôn hòa dễ bị đánh bắt nhất do hay đi riêng lẻ. Vì vậy, Cá tháng Tư trở thành khái niệm của sự khù khờ.

Những trò đùa vào ngày 1/4 dần trở thành truyền thống ở Pháp rồi lan sang nước Anh và Scotland. Dần dần, người Anh và người Pháp đưa tục lệ “ngày nói dối” sang các nước thuộc địa Bắc Mỹ. Từ đó, ngày Cá tháng Tư được lan tỏa rộng rãi trở thành một lễ hội quốc tế được chấp nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Một lý giải khác về nguồn gốc ngày Cá tháng tư

Một truyền thuyết khác lại cho rằng các “trò chơi khăm” trong ngày Cá tháng Tư bắt nguồn từ cuốn truyện “The Canterbury Tales” (Những câu chuyện cổ tích) của nhà văn người Anh Geoffrey Chaucer từ năm 1392.

Theo đó, tình tiết chơi chữ trong cuốn truyện khiến độc giả nhầm lẫn. Tác giả Chaucer muốn nói đến 32 ngày sau tháng 3 - tức ngày 2/5 nhưng độc giả lại hiểu lầm thành ngày 32 của tháng 3 hay chính xác là ngày 1/4. Từ đó, ngày 1/4 trở thành ngày của những trò chơi khăm, ngày mà mọi người đùa giỡn với nhau bằng lời nói dối vô hại.

Như vậy có thể thấy rằng, nguồn gốc chính xác của ngày Cá tháng Tư vẫn gây tranh cãi với nhiều dị bản. Dù hiểu cách nào thì chúng ta cũng chỉ nên coi đây là một ngày vui vẻ, mọi người thoải mái đùa giỡn với nhau bằng những câu chuyện phiếm hay lời nói dối vô hại, không nên đùa dại, đùa vô duyên, đùa ác, đùa quá trớn.

Nguồn vtcnews (Tổng hợp)

Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục