Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Ngoại giao gỡ khó cho xuất khẩu nông, thủy sản sang Trung Đông - châu Phi
Thứ năm: 17:39 ngày 05/07/2018

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Trong bối cảnh xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường truyền thống gặp nhiều khó khăn, với một trong những nhiệm vụ quan trọng là ngoại giao phục vụ kinh tế, Bộ Ngoại giao luôn đồng hành cùng doanh nghiệp mở rộng thị trường, xuất khẩu sang khu vực Trung Đông - châu Phi.

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Hồng Nam tại Hội thảo Ngoại giao với hoạt động xuất khẩu nông, thủy sản sang Trung Đông - châu Phi được tổ chức sáng 5/7, tại Hà Nội.

Chỉ ra các tiềm năng, tìm ra giải pháp để đáp ứng nhu cầu của thị trường này, chỉ rõ sự khác biệt về văn hóa, tôn giáo, về thói quen sử dụng thực phẩm, những tác động của tình hình chính trị, giải quyết những khó khăn trong khâu thanh toán... là mục tiêu mà hội thảo hướng tới.

Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Hồng Nam phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: Tuấn Anh)

Hội thảo có sự tham gia của các đại sứ, đại biện các đại sứ quán các nước Trung Đông - châu Phi tại Việt Nam, đại diện Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, đại diện các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam và các nước Trung Đông - châu Phi, các hiệp hội doanh nghiệp và đông đảo giới truyền thông.

Thị trường đầy tiềm năng

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Vũ Hồng Nam cho rằng, Trung Đông - châu Phi là thị trường lớn với hơn 1,6 tỷ dân, nguồn lực tài chính mạnh, nhất là khu vực Trung Đông, nhiểu tiềm năng xuất khẩu, sức mua lớn và có mối quan hệ chặt chẽ với Việt Nam trong truyền thống lịch sử cũng như hiện nay. Tuy vậy, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam với Trung Đông - châu Phi mới đạt trên 20 tỷ USD, còn rất nhiều tiềm năng cần được khai thác.

“Trong bối cảnh xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường truyền thống gặp nhiều khó khăn, với một trong những nhiệm vụ quan trọng là ngoại giao phục vụ kinh tế, Bộ Ngoại giao luôn đồng hành cùng doanh nghiệp mở rộng làm ăn tại khu vực Trung Đông - châu Phi”, Thứ trưởng Vũ Hồng Nam khẳng định.

Trình bày tại hội thảo, đại diện Bộ Công Thương cho rằng, các nước Trung Đông - châu Phi bao gồm hơn 70 quốc gia, nhu cầu rất lớn về nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là thủy sản do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Năm 2017, kim ngạch nhập khẩu nông sản thực phẩm của các nước châu Phi là 38 tỷ USD và dự kiến tăng lên 110 tỷ USD vào năm 2025.

Đại diện Bộ Công Thương trao đổi tại Hội thảo. (Ảnh: Tuấn Anh)

Với thị trường Trung Đông, năm 2017, nhập khẩu lương thực, thực phẩm của Trung Đông đạt 43 tỷ USD, dự kiến tăng lên 70 tỷ USD vao năm 2025. Khu vực này là những đối tác kinh tế hết sức quan trọng của Việt Nam. Thời gian qua, Chính phủ luôn coi trọng việc thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam với các nước Trung Đông - châu Phi, nhiều hiệp định, thỏa thuận đã được ký kết để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các hoạt động hợp tác kinh tế thương mại và trong nhiều lĩnh vực khác.

Trong trao đổi thương mại giữa Việt Nam và khu vực Trung Đông - châu Phi, thủy sản luôn được coi là nhóm hàng quan trọng và có kim ngạch tăng trưởng nhanh trong những năm qua, góp phần thúc đẩy kim ngạch thương mại song phương. Xuất khẩu nông, thủy sản sang Trung Đông - châu Phi có nhiều khởi sắc. Năm 2017, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Đông đạt 824,1 triệu USD, sang châu Phi đạt 131,2 triệu USD; xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông đạt 254 triệu USD, sang châu Phi đạt 95,2 triệu USD.

Đối với thị trường châu Phi, các mặt hàng xuất khẩu nông sản nhiều tiềm năng gồm gạo, cà phê, hạt tiêu, cơm dừa...; thủy hải sản gồm cá tra, tôm, cá ba sa, cá ngừ đóng hộp. Đối với thị trường Trung Đông là các mặt hàng cà phê, tiêu, điều, chè, gạo, rau quả.

Hội thảo thu hút sự quan tâm của đông đảo đại biểu. (Ảnh: Tuấn Anh)

Ngoài ra, xuất khẩu sang khu vực này còn có một số thuận lợi như khoảng cách giữa hai bên tương đối gần, yêu cầu về an toàn thực phảm chưa quá khẳt khe cũng như ít đi kèm với các chứng nhận khác đối với nông sản, hàng nông sản VIệt Nam đã vào và hình thành thói quen hợp gu tại các thị trường này.

Chung tay gỡ khó

Mặc dù vậy, theo đại diện Bộ Công Thương, vẫn còn nhiều khó khăn đối với nông, thủy sản khi vào thị trường rộng lớn đầy tiềm năng này như: giữa hai bên chưa có ký kết FTA, thuế, hàng rào kỹ thuật chưa ổn định, không nhất quấn; các yêu cầu bao bì, nhãn mác, chứng nhận Halal Food (chứng nhận sản phẩm được phép sử dụng của người Hồi giáo); rủi ro trong thanh toáncao do nhiều nhà nhập khẩu Trung Đông – châu Phi không có thói quyen mở L/C; cạnh tranh quyết liệt với các hàng hóa từ Trung QUốc và Ấn Độ đối với thị trường châu Phi...

Phát biểu tại hội thảo, bà Đoàn Phương Lan, Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế - Bộ Ngoại giao cho rằng, hỗ trợ doanh nghiệp, ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế là một trong những trụ cột trong công tác ngoại giao. Thời gian qua, Bộ Ngoại giao đã triển khai thực hiện các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo các nước Israel, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Mozambique tới Việt Nam, trong các chuyến thăm đó, nội hàm kinh tế luôn được thúc đẩy, đặc biệt là các dự án kinh tế trọng điểm.

Bà Đoàn Phương Lan, Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế, Bộ Ngoại giao trao đổi tại hội thảo. (Ảnh: Tuấn Anh)

Ngoài ra, Bộ cũng tham gia xây dựng khuôn khổ pháp lý nhằm tạo thuận lợi cho hợp tác song phương, đã có 19 thỏa thuận hợp tác được ký kết; hỗ trợ tổ chức các diễn đàn doanh nghiệp bên lề các chuyến thăm cấp cao, hỗ trợ các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp tại nc ngoài; làm đầu mối thiết lập các mô hình đối tác công tư: doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế và quốc gia;

Theo bà Phương Lan, hiện nay Bộ Ngoại giao có 17 cơ quan đại diện tại khu vực này, kiêm nghiệm 72 quốc gia, là những “ăng ten” đầu mối giữa doanh nghiệp và nước sở tại. Trong thời gian tới, để tăng cường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, theo bà Phương Lan, trong các đoàn cấp cao, nội dung kinh tế cần cụ thể hơn và phối hợp tốt hơn giữa Bộ Ngoại giaovà Bộ Công Thương.

Ngoài ra, cũng theo bà Lan, thông tin về thị trường cần đầy đủ, cụ thể hơn, phù hợp với doanh nghiệp Việt Nam, hỗ trợ vướng mắc rủi ro khi doanh nghiệp hoạt động ở các nước; hỗ trợ xác minh thẩm tra đối tác, giảm thiểu các rủi ro; hỗ trợ cho doanh nghiệp kết nối với chính quyền địa phương ở nước sở tại; tư vấn kết nối các doanh nghiệp với các tổ chức, đầu mối, ngành hàng ở nước sở tại; hoạt động xúc tiến thương mại hoặc tham gia các hội chợ ở nước ngoài...

Các đại biểu cho rằng, trong bối cảnh thị trường truyền thống của Việt Nam đang dần tiến đến điểm bão hòa, việc đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường mới như Trung Đông - châu Phi còn nhiều tiềm năng là một hướng đi mới và khả thi cho các doanh nghiệp Việt.

Nguồn baoquocte

Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục