Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Nhà trường không thu các khoản ngoài quy định
Thứ tư: 00:18 ngày 10/11/2021

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Sở Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản hướng dẫn các khoản thu, chi, quản lý, sử dụng các khoản thu trong nhà trường năm học 2021-2022. Ngoài những khoản thu, chi theo quy định của pháp luật, Sở GD&ĐT còn nêu cụ thể những khoản nhà trường không được thu.

Học sinh vẫn học trực tuyến, chưa thể trở lại trường- Ảnh Ngọc Bích

Học sinh không phải đóng những khoản nào?

Những khoản tiền nhà trường không được thu, gồm: tiền bảo vệ cơ sở vật chất, bảo đảm an ninh trong nhà trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho nhà trường hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; vệ sinh môi trường; hỗ trợ các kỳ thi; tiền điện, nước sinh hoạt, giấy kiểm tra, mua vở có logo hình ảnh của trường, mua sách vở tài liệu tham khảo; tiền công phụ huynh đóng góp thay cho lao động của học sinh.

Riêng tiền vệ sinh môi trường (vệ sinh sân trường, nhà vệ sinh học sinh...), trong khi chờ ban hành nghị quyết về khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục, nhà trường thống nhất với phụ huynh mức thu tạm thời trong học kỳ I để thực hiện nhu cầu cấp thiết hiện nay.

Sở GD&ĐT nêu rõ, các khoản chi đã được quy định trong nội dung chi thường xuyên, đơn vị sử dụng dự toán ngân sách giao hằng năm để thanh toán cho các khoản không thu trên. Nếu dự toán ngân sách chi thường xuyên không đủ chi, các đơn vị báo cáo với cơ quan quản lý trực tiếp (Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT) trình UBND các cấp xem xét giải quyết.

Khoản thu hưởng ứng các cuộc vận động mang tính từ thiện, nhân đạo, phong trào... nhà trường hoặc tổ chức đoàn thể cần tuyên truyền cho học sinh hiểu rõ mục đích ý nghĩa của việc đóng góp để các em tham gia một cách tự nguyện, không dùng biện pháp trực tiếp hay gián tiếp buộc học sinh đóng góp, không tự đề ra chỉ tiêu định mức cụ thể.

Đối vi bc hc mm non, thc hin theo Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 8.9.2020 ca Chính phquy định chính sách phát trin giáo dục mầm non và Nghị quyết số 10/2021/NQ-HĐND ngày 1.7.2021 của HĐND tỉnh quy định mức hỗ trợ đối với trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp, mức hỗ trợ đối với giáo viên mầm non làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thực ở địa bàn có khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập

Về chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông thực hiện theo Quyết định số 73/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh. Cụ thể, miễn học phí cho học sinh mầm non, học sinh phổ thông, giáo dục thường xuyên và miễn, giảm học phí cho sinh viên học chương trình đào tạo đại trà trình độ cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh, năm học 2021-2022. Theo đó, không thu học phí cho trẻ mầm non và học sinh phổ thông trong học kỳ I năm học 2021-2022 do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19.

Chính sách miễn, giảm còn thực hiện theo Quyết định số 31/2017/QĐ-UBND ngày 21.9.2017 của UBND tỉnh về việc quy định chuẩn hộ nghèo tỉnh và chính sách hỗ trợ hộ nghèo tiếp cận đa chiều tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2017-2020; Công văn số 1606/HDLT-SGDĐT-STC-SLĐTBXH ngày 16.8.2017 của liên Sở Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn thu, quản lý, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục công lập và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, sinh viên từ học kỳ II năm học 2016-2017 đến năm học 2020-2021.

Hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở và gạo cho học sinh phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn theo quy định tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP năm 2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.

Chính sách hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người thực hiện theo quy đinh tại Nghị định số 57/2017/NĐ-CP năm 2017 của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người.

Chính sách đối với học sinh khuyết tật, thực hiện theo Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính quy định chính sách giáo dục đối với người khuyết tật.

Chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại học thực hiện theo Quyết định 66/2013/QĐ-TTg năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 35/2014/TTLT-BGDĐT-BTC năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Tài chính về chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại học.

Ngoài các chính sách hỗ trợ trên, chính sách khác (nếu có) thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Xử lý nghiêm nếu sai phạm

Sở GD&ĐT yêu cầu cơ sở giáo dục thông báo công khai, đầy đủ chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với học sinh, sinh viên. Hướng dẫn rõ các thủ tục thực hiện để học sinh, sinh viên và cha mẹ học sinh biết và làm thủ tục hưởng chế độ kịp thời.

Cơ sở giáo dục thực hiện quy trình vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng tài trợ; các khoản thu hộ, chi hộ trong nhà trường, cụ thể theo các bước cơ bản sau: xây dựng kế hoạch, thống nhất về chủ trương trong lãnh đạo trường, hội đồng trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh, lập kế hoạch công việc và dự toán kinh phí chi tiết để thực hiện.

Trong đó, kế hoạch phải nêu rõ mục đích, đối tượng hưởng lợi, dự toán kinh phí, chất lượng hoạt động, cách thức tổ chức, tiến độ thực hiện. Kế hoạch phải thông qua hội đồng trường và được niêm yết công khai ít nhất 10 ngày làm việc để lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh, người giám hộ (nếu có), nhà tài trợ.

Sau đó, nhà trường trình kế hoạch về Sở GD&ĐT (đối với các trường trực thuộc Sở) hoặc Phòng GD&ĐT (đối với các trường trực thuộc Phòng) để thẩm định, phê duyệt. Công bố và triển khai thực hiện kế hoạch gồm tiếp nhận, quản lý, sử dụng, báo cáo và công khai tài chính thực hiện theo quy định.

Sở GD&ĐT sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đồng thời xử lý nghiêm theo quy định đối với hiệu trưởng những cơ sở giáo dục trực thuộc thực hiện thu chi không đúng quy định; UBND huyện, thị xã, thành phố phối hợp chỉ đạo việc kiểm tra các khoản thu, chi trong các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn, xử lý nghiêm đối với đơn vị, cá nhân cố ý thực hiện trái những quy định nêu trên để xảy ra tình trạng thu sai quy định, lạm thu.

Phòng GD&ĐT tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các khoản thu, chi đầu năm tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn và xử lý nghiêm đối với người đứng đầu các cơ sở giáo dục để xảy ra tình trạng lạm thu; thu, chi không đúng quy định hoặc xảy ra đơn thư tố cáo vượt cấp, kéo dài về vi phạm các khoản thu không đúng quy định tại đơn vị.

Phòng GD&ĐT có trách nhiệm tham mưu UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp chỉ đạo việc kiểm tra các khoản thu, chi trong các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn, xử lý nghiêm đối với đơn vị, cá nhân cố ý thực hiện trái những quy định nêu trên để xảy ra tình trạng thu sai quy định, lạm thu.

Đối vi các cơ sgiáo dc, thtrưởng các cơ sgiáo dc công lp trên địa bàn tnh nghiêm túc trin khai các quy định nêu trên đến tt ccán bgiáo viên, nhân viên trong đơn vị, cha mhc sinh để biết và thc hin. Cơ sgiáo dc cam kết vi cơ quan qun lý giáo dc cp trên trc tiếp thc hin nghiêm túc không thu các khon trái quy định. 

Thủ trưởng các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh kiểm tra, rà soát ngay tất cả các khoản thu thời gian qua đơn vị đã và đang triển khai, nếu có những khoản thu trái quy định khẩn trương xây dựng kế hoạch thu đúng, thu đủ từ năm học 2021-2022 như nội dung hướng dẫn nêu trên. Sở GD&ĐT yêu cầu trưởng phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm triển khai hướng dẫn này đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh.

Việt Đông

Liên quan đến khoản thu sổ liên lạc điện tử, nhiều ý kiến trong nhà trường đề nghị nên giảm 50% khoản tiền này (từ 80 ngàn đồng xuống 40 ngàn đồng), vì năm hc này, UBND tỉnh đã quyết định không thu học phí trong học kỳ 1 đối với học sinh phổ thông. Mặt khác, do tinh giản chương trình, số cột điểm (bài kiểm tra định kỳ) giảm mạnh, có nghĩa là số lượng tin nhắn nhà mạng gửi cho phụ huynh ít hơn, trong khi đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn, giảm khoản thu này là hợp lý.

data:
Liên kết hữu ích
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục