Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Nhiều đại biểu Quốc hội phản đối gay gắt quy định cắt điện, nước khi vi phạm hành chính
Thứ năm: 20:33 ngày 18/06/2020

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Nhiều đại biểu Quốc hội đã tranh luận và phản đối gay gắt khi cho rằng việc cắt điện, nước nếu được bổ sung vào Luật Xử lý vi phạm hành chính sẽ dễ bị lạm dụng, gây hậu quả lớn cho cá nhân, tổ chức và là quy định trái luật.

Sáng 18-6, Quốc hội tiếp tục thảo luận về việc sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính. Một trong những nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội phát biểu, tranh luận, thậm chí nói rất gay gắt, đó là đề xuất "ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm đối với cá nhân, tổ chức vi phạm trong xây dựng công trình, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ" tại điều 86 theo dự thảo Luật, coi đây là biện pháp cưỡng chế để xử lý vi phạm hành chính.

ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, nhấn mạnh việc bổ sung quy định cắt điện, nước "là thể hiện sự bất lực của lực lượng chức năng". "Khi anh xử phạt người ta không chấp hành thì anh lại đi cắt điện, nước. Đây là giải pháp không có tính nhân văn. Nắng nóng 39, 40 độ C mà cắt điện người ta là không nên tí nào"- ông Cương bày tỏ.

ĐBQH, thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An: "Cắt điện, nước thế thì công quyền rất yếu kém, bất lực và pháp luật thì không nghiêm".

ĐB Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa), Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, cho rằng điện, nước là một loại dịch vụ, được đảm bảo bằng hợp đồng. Do đó pháp luật phải tôn trọng và bảo vệ hợp đồng đó, chứ không nên tạo ra công cụ hành chính can thiệp, cản trở dịch vụ, cho dù là với mục đích xử lý vi phạm hành chính.

ĐBQH, thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, cũng không đồng tình với việc bổ sung quy định cắt điện, nước vào Luật Xử lý vi phạm hành chính.

"Cắt điện, nước thế thì công quyền rất yếu kém, bất lực và pháp luật thì không nghiêm. Một bộ máy hành chính được đào tạo bài bản, có đủ công cụ và thẩm quyền, với tận 23 biện pháp cưỡng chế mà không thực hiện được là sao?" - đại biểu Cầu băn khoăn.

Vị đại biểu đồng thời là Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An lưu ý nếu biện pháp này mà được bổ sung vào luật, sẽ rất dễ bị lạm dụng, và sẽ gây hậu quả rất lớn cho chủ thể vi phạm hành chính.

"Một trại lợn, vi phạm môi trường một tí, mà bị cắt điện, nước thì cả trại lợn bị ảnh hưởng. Một nhà máy bia đang khắc phục sai phạm về môi trường mà anh cắt điện nước đi thì người ta khắc phục thế nào. Các cơ quan nhà nước mà vậy thì không ổn" - ĐB Cầu nêu.

ĐB Nguyễn Hữu Cầu cho rằng điện, nước là nhu cầu thiết, đến cả trại giam còn phải đảm bảo. "Lấy quyền lực nhà nước can thiệp vào quyền dân sự của dân là không nên. Không lẽ chúng ta lại bất lực đến mức như vậy?" - ông Cầu nói.

ĐB Nguyễn Mai Bộ (An Giang), Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, thẳng thắn nêu quan điểm: Tôi không ủng hộ việc cắt điện, nước. Mà kể cả đưa vào luật như vậy, doanh nghiệp, người dân tự sản xuất điện thì có cắt được họ không?.

"Dùng một quyết định hành chính để cắt điện, nước, thì tôi nói thật, quyết định sẽ rất dễ bị kiện. Trừ trường hợp "ép" tòa phải xử, còn thì Nhà nước sẽ thua. Biện pháp này là trái luật ..." - ĐB Nguyễn Mai Bộ nói.

Nguồn NLDO

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục