Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Nhớ thương những mái lá
Thứ sáu: 00:30 ngày 25/03/2022

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Chỉ số ít hộ có nhiều điền sản xây cất được nhà “chữ đinh”, mái lợp ngói, cột gỗ tròn, vách tấp, cửa lá sách (vách và cửa đóng bằng ván cây)... Còn lại hầu hết nhà mái lá. Cũng là mái, nhưng có nhiều loại lá khác nhau.

Giữa tháng Hai âm lịch, lúc mới tối, trời quang, mây tạnh, trăng sáng, gió xuân thổi man mát. Tôi ra sân ngồi ngắm trăng, hóng gió, hít thở không khí trong lành. Vậy mà chưa được bao lâu thì gió đổi hướng, kéo mây đen từ đâu đến, che khuất trăng sao. Rồi bầu trời sấm động đùng đùng. Vội chia tay với ánh sáng đêm trăng cùng làn gió xuân mát mẻ, tôi trở vào nhà mà ngắm đèn điện, cùng chiếc quạt máy thổi gió vù vù…

Rồi trời mưa như trút nước. Có lẽ đây là cơn mưa quá sớm và lớn nhất đổ xuống quê tôi, kể từ đầu mùa nắng đến giờ. Càng về khuya, mưa càng nặng hạt. Thường thì những đêm mưa, trời mát dịu và tạo âm thanh đều đều trên mái nhà, êm tai, dễ ru ngủ con người. Vậy mà cơn mưa to vào giữa tháng Hai năm nay, tôi không sao ngủ được.

Nằm trằn trọc nghe tiếng mưa trên mái tôn mà lòng tôi buồn buồn, nhớ thời xa xưa. Thời niên thiếu, những đêm mưa lớn và sớm khoảng tháng Giêng, tháng Hai âm lịch là nỗi ám ảnh của anh chị em tôi. Hồi đó, bà con quê tôi còn nghèo lắm, đa số nhà cửa tạm bợ, mưa dột.

 Chỉ số ít hộ có nhiều điền sản xây cất được nhà “chữ đinh”, mái lợp ngói, cột gỗ tròn, vách tấp, cửa lá sách (vách và cửa đóng bằng ván cây)... Còn lại hầu hết nhà mái lá. Cũng là mái, nhưng có nhiều loại lá khác nhau.

Có người cất nhà cột cây, đứng tán (cây cột được kê trên cục tán) mái lợp cỏ tranh (loại cây cỏ cao lớn, mọc trên gò đồng, cắt phơi khô kết lại thành từng tấm), vách đất, hoặc vách bồ; nhà ai nghèo hơn thì cất nhà “cột chôn” (cột tre chôn xuống đất), mái lợp đứng, hoặc cỏ bàng (hai loại cây này mọc hoang ở ruộng đồng sông nước, giá rẻ nhưng mau hư hơn tranh).

Nhà nào tệ hơn nữa thì xin lá mía về lợp nhà. Tuỳ theo loại lá và cách đánh lá (kết lại thành từng tấm) và cách lợp mái lá mà thời gian che mưa, che nắng khác nhau. Mái tranh thì được vài mùa (năm), mái đưng, mái bàng được một hai mùa, còn lá mía chưa tròn một mùa bắt đầu hư. Dù bng lá gì đi na, đến lúc hư mc mà không thay mi kp thi thì cũng b dt như cái r sảo” (rổ lớn lỗ bự).

Ảnh minh hoạ: Đ.H.T

Xưa kia, những năm mưa thuận gió hoà, thì khoảng đầu tháng Ba, quê tôi mới bắt đầu “rớt hột mưa” đầu mùa. Để chống tạt dột trước mùa mưa, nhà nào hư mái thì ngay sau tết nguyên đán là lo thay mái lá mới. Hồi đó, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, nhưng bà con quê tôi sống chan hoà, tình nghĩa, đoàn kết thương yêu nhau lắm.

Hễ nhà nào có công việc cần đến nhiều lao động là cả xóm đến phụ giúp, nhất là lợp nhà. Chủ nhà chỉ cần “ới một tiếng” (kêu gọi) là nhiều người tạm ngưng việc nhà mình mà tới phụ giúp, không tính công xá gì cả.

Thường thì mỗi nhà khi thay mái lá có cả chục đàn ông, trai tráng và phụ nữ phụ giúp. Trong đó, một nhóm trai tráng ngồi trên mái nhà sắp xếp và cột từng tấm tranh (hoặc đưng, bàng) vào đòn tay, nhóm khác đứng dưới đất rinh, quăng từng tấm lá, bó lạt, nước uống… lên mái nhà cho người lợp, còn cánh phụ nữ lo bữa cơm trưa. Tất cả họ đều làm việc không tính công. Chủ nhà chỉ lo ăn sáng và bữa trưa với vài “xị đế” là tất cả đều vui vẻ, làm xong, ai về nhà nấy không hề tính toán thiệt hơn.

Xưa, xóm nghèo không có radio, truyền hình gì. Thông thường, hằng năm, đến đầu tháng Ba âm lịch trời mới “đổ mưa”. Năm đó, đã giữa tháng Hai, do nhà quá khó khăn, ba tôi chưa kịp mua lá mới về thay mái nhà.

Cơn mưa đầu mùa ập đến thật sớm. Nhà không còn chỗ nào mà không dột, mọi vật dụng trong nhà có thể chèn nhét vào mái tranh để chống dột là ba tôi tận dụng hết. Nhưng mưa lớn quá và kéo dài cả đêm làm sao che chắn được. Đồ đạc, quần áo trong nhà đều ướt hết.

Để bảo quản sách vở, anh tôi và tôi, mỗi đứa tự lo ôm sách vở của mình trong lòng, rồi đội nón lá, che tăng trên người, vừa che thân và che luôn sách vở. Anh em tôi ngồi thức suốt đêm ấy vẫn không thể giữ khô được quần áo, sách vở. Sáng ngày sau, chúng tôi đành xin phép nghỉ học một ngày để phơi quần áo, sách vở. Mà đâu chỉ có nhà tôi, nhiều nhà chưa kịp thay mái lá cũng phải chịu trận trong cơn mưa sớm và lớn đó…

Quê tôi ngày nay thay đổi nhiều lắm. Xã tôi được công nhận “xã nông thôn mới” vài năm rồi. Giờ đây, đi khắp “làng trên, xóm dưới” không còn nhìn thấy mái nhà lá nào nữa. Đâu đâu cũng xây nhà vách tường, mái tôn, được gọi là nhà “cấp 4”.

Những mái nhà lá vách đất, hoặc vách bồ “nhà dột, cột xiêu” của người nghèo nay đã đi vào quá khứ. Giờ thì có mưa sớm hay mưa muộn, mưa ban ngày hay đêm, dù mưa dầm rả rít hay mưa to ào ào, bà con quê tôi không lo cnh nhà dt na. Tr em quê tôi không phi ngh hc bt đắc dĩ sau nhng đêm mưa sm và to vì b ướt sách v, qun áo. Sau tết nguyên đán, cảnh bà con quê tôi tập trung phụ nhau thay mái nhà lá chỉ còn là kỷ niệm.

T.L

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục