BAOTAYNINH.VN trên Google News

Những con số thú vị về ứng cử viên ĐBQH khóa 14

Cập nhật ngày: 04/05/2016 - 10:52

Theo thống kê của Ủy ban Trung ương MTTQVN, số phụ nữ ứng cử ĐBQH khóa 14 giảm 75 người (315 người) so với danh sách sơ bộ được lập tại hội nghị hiệp thương lần thứ hai (là 390 người). Cơ cấu này ở khóa XII là 274 người, tỉ lệ 38,32%, khóa XIII là 241 người, tỉ lệ 37,08%.

Có 42 tỉnh, thành phố có tỉ lệ người ứng cử là phụ nữ từ 40% trở lên; 16 tỉnh, thành phố có tỉ lệ người ứng cử là phụ nữ từ 30% đến dưới 40% và 5 tỉnh, thành phố có tỉ lệ người ứng cử là phụ nữ dưới 30%.
 
Một số địa phương có tỉ lệ người ứng cử là phụ nữ cao như các tỉnh Bắc Cạn, Yên Bái 75%; Bắc Giang 72,73%; các tỉnh Bạc Liêu, Đà Nẵng, Điện Biên, Ninh Bình, Quảng Trị, Vĩnh Phúc 62,5%. Một số địa phương có tỉ lệ người ứng cử là phụ nữ thấp như Quảng Ninh 20% (2/10); Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai 25% (2/8); Đắc Lắc 27,27% (3/11).
 
1-54690.jpg
Cử tri đi bầu QH khóa XIII. Ảnh minh họa
 
Về người ứng cử là người ngoài Đảng: Có 92 người, tỉ lệ 13,49%; giảm 136 người so với danh sách sơ bộ được lập tại hội nghị hiệp thương lần thứ hai (là 228 người). Cơ cấu này ở khóa XII là 143 người, tỉ lệ 20%; khóa XIII là 109 người, tỉ lệ 16,77%.
 
Theo báo cáo, có 8 tỉnh, thành phố tỉ lệ người ứng cử là người ngoài Đảng từ 30% trở lên: Phú Thọ, Bắc Ninh 70%; Điện Biên, Lạng Sơn, Ninh Bình, Yên Bái 37,5%; Lâm Đồng, Quảng Ninh 30%; 26 tỉnh, thành phố có tỉ lệ từ dưới 30% đến 10%; 10 tỉnh, thành phố có tỉ lệ thấp dưới 10%: An Giang 7,14%; Bắc Giang, Đồng Tháp, Hải Phòng, Long An, Nam Định, Thái Bình 9,09%; Nghệ An 5,56%; Đồng Nai 6,25%; Hà Nội 7,89% và 19 tỉnh, thành phố không có người ứng cử là người ngoài Đảng: Bắc Cạn, Bình Dương, Bình Thuận, Đắc Lắc, Gia Lai, Hà Giang, Hà Tĩnh, Hậu Giang, Khánh Hòa, Kon Tum, Lào Cai, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Trị, Tây Ninh, Tiền Giang, Trà Vinh, Tuyên Quang.
 
Về người ứng cử là người dân tộc thiểu số: Có 189 người ở 47 tỉnh, thành phố, tỉ lệ 27,71%, giảm 40 người so với danh sách sơ bộ được lập tại hội nghị hiệp thương lần thứ hai (là 229 người). Cơ cấu này ở khóa XII là 155 người, tỉ lệ 21,68%; khóa XIII là 119 người, tỉ lệ 18,31%.
 
Các địa phương có tỉ lệ người dân tộc thiểu số ứng cử cao như các tỉnh Hà Giang, Lai Châu 100%; Bắc Cạn, Điện Biên, Kon Tum, Lạng Sơn 87,5%.
 
Về người ứng cử là người trẻ tuổi (từ 40 tuổi trở xuống): Có 266 người, tỉ lệ 39 %, giảm 114 người so với danh sách sơ bộ được lập tại hội nghị hiệp thương lần thứ hai (là 380 người). Cơ cấu này ở khóa XIII là 180 người, tỉ lệ 27,69%.
 
Theo báo cáo, có 29 tỉnh, thành phố tỉ lệ người ứng cử là người trẻ tuổi từ 40% trở lên như: Hưng Yên 80%; Yên Bái 75%; Bắc Ninh, Phú Thọ, Tuyên Quang 70%; Kiên Giang, Bắc Giang 63,64%..; có 32 tỉnh, thành phố tỉ lệ từ dưới 40% đến 15% và có 02 tỉnh, thành phố tỉ lệ dưới 15%: Hà Nội 7,89%; Hậu Giang 12,5%.
 
Về người tái ứng cử: Có 67 người, tỉ lệ 9,82%, giảm 07 người so với danh sách sơ bộ được lập tại hội nghị hiệp thương lần thứ hai (là 74 người). Cơ cấu này ở khóa XII là 72 người, tỉ lệ 10,07%; khóa XIII là 83 người, tỉ lệ 12,77%).
 
Một số địa phương có tỉ lệ người tái ứng cử khá cao như Bắc Cạn, Bình Phước, Hà Nam, Hậu Giang, Hòa Bình, Lai Châu, Ninh Bình, Ninh Thuận 25%. Có 21 tỉnh không có người tái ứng cử là Bà Rịa-Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bình Định, Cao Bằng, Đà Nẵng, Đăk Nông, Điện Biên, Gia Lai, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Phúc.
 
Về người tự ứng cử: Có 11 người, tỉ lệ 1,61%; giảm 143 người so với danh sách sơ bộ được lập tại hội nghị hiệp thương lần thứ hai (là 154 người) ở 08 tỉnh, thành phố là Đà Nẵng, Đồng Nai, Nam Định, Nghệ An, Thái Nguyên, mỗi địa phương 01 người; T.P Hà Nội và T.P Hồ Chí Minh, Sóc Trăng, mỗi tỉnh, thành phố 02 người. Khóa XII là 30 người, tỉ lệ 4,2%; khóa XIII là 15 người, tỉ lệ 2,31%)....
Nguồn Infornet