Nằm cách thị xã thị xã Phan Rang- Tháp Chàm khoảng 70 km về hướng Tây- Bắc,
Phước Bình có độ cao khoảng 500 mét so với mặt nước biển. Rừng Phước Bình còn
giữ được nhiều loài cây gỗ và nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm. Thiên nhiên
kỳ thú Phước Bình gắn liền với địa danh bẫy đá Pinăng Tắc huyền thoại gợi mở
hướng du lịch sinh thái kết hợp di tích lịch sử và văn hoá Raglai bản địa.
Khu bảo tồn thiên nhiên rừng Phước Bình tổng diện tích 19.814 ha. Trong đó có
16.041 ha rừng bảo vệ nghiêm ngặt; 3755 ha rừng phục hồi sinh thái; 18 ha khu
hành chính, dịch vụ. Rừng Phước Bình có những sinh vật cảnh tự nhiên độc đáo
tiêu biểu của hệ sinh thái núi cao với các kiểu rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt
đới. Rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim Á nhiệt đới và rừng thưa cây họ dầu
tiêu biểu cho rừng khô hạn Ninh Thuận. Đây là khu bảo tồn sự đa dạng sinh học và
tính nguyên vẹn của hệ sinh thái với 15 loài thực vật, 10 loài chim, 8 loài thú,
8 loài bò sát quý hiếm có giá trị trong nghiên cứu khoa học và bảo tồn tài
nguyên di truyền. Thảm thực vật xanh ngút ngàn bao gồm các loài cây quý hiếm như
pơ mu, gõ, hương, trắc. Đặc biệt, rừng vùng cao Phước Bình còn giữ được nhiều
loài phong lan có hương sắc vào loại độc đáo của Việt Nam. Về đây, du khách được
tận mắt nhìn thấy sự sống nguyên sinh của các loài thú rừng như sơn dương, đỏ,
rái cá, chồn bạc má, chim công…
Du
lịch Phước Bình đưa con con người tìm về với sự yên tĩnh của thiên nhiên. Du
khách được sống trong không khí trong lành của thời tiết bốn mùa dịu mát tựa cao
nguyên Langbiang. Dòng sông Tô Hạp nước chảy quanh năm trong vắt ôm ấp bản làng
của đồng bào Raglai. Những vườn cây ven núi bốn mùa hương thơm trái ngọt cung
cấp sản vật do du khách về thăm Phước Bình. Rựơu cần Phước Bình nổi tiếng thơm
ngon có lẽ được cất giữ từ men lá rừng xanh và nước suối đầu nguồn của dòng Tô
Hạp. Tiếng mả la, tiếng khèn bầu hoà quyện cùng tiếng đàn chapi đâu đó xa xa
trên các nương ngô rộn ràng làm say đắm lòng người. Tục cúng đầu lúa, tục cúng
bỏ mả với những lễ nghi mang đậm sắc thái tâm linh sẽ là điểm đến của những
người yêu thích nghiên cứu văn hoá dân gian.
Di
tích lịch sử bẫy đá Pinăng Tắc được dựng trên đỉnh đèo Gia Túc. Địa thế vô cùng
hiểm trở, một bên là núi cao chót vót xanh thẳm rừng đại ngàn; một bên là vực
sâu hun hút. Muốn lên Phước Bình phải đi qua con đường độc đạo cheo leo. Lợi
dụng địa thế tự nhiên, Pinăng Tắc cho dân công chặt cây rồi lấy dây rừng bện
thành những tấm sàn gỗ rộng lớn chất đầy đá núi. Khi chặt dứt dây treo bẫy thì
đá núi đổ lăn xuống vực tạo thành thế trận thiên la địa võng. Ngày 10.8.1961,
Bẫy đá Pinăng Tắc tiêu diệt trên 100 tên lính nguỵ càn quét vào chiến khu Phước
Bình. Những tảng đá núi tiêu diệt giặc năm xưa vẫn còn nằm ngổn ngang dọc lối
đi. Một đội quân được trang bị vũ khí hiện đại chế tạo từ Mỹ quốc đã thất bại
thảm hại bởi bẫy đá hầm chông thô sơ của dân tộc Việt Nam anh hùng. Người sáng
tạo ra bẫy đá được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang vào
năm 1965.
Ô
tô khách khởi hành từ thành phố Phan Rang đến trung tâm hành chính Phước Bình
chỉ mất khoảng 2 giờ. Điều đó gợi mở cho các nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
để hình thành tour du lịch Phan Rang- Phước Bình. Không chỉ khách quốc tế, khách
vãng lai ngoài tỉnh mà ngay cả người dân các vùng đồng bằng Ninh Thuận cũng muốn
được một lần về thăm Phước Bình. Họ muốn được tận mắt thưởng ngoạn sông núi,
được sống hoà mình với thiên nhiên kỳ thú, được đứng bên di tích bẫy đá Pinăng
Tắc chụp ảnh lưu niệm, được thưởng thức hương vị độc đáo riêng có của hương vị
rượu cần vùng cao.
K.D (st)