Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng 30-4
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng 30-4
50 năm non sông liền một dải: Một quyết sách chiến lược xoay chuyển tình thế
Phần 1: Đánh giá toàn diện, tránh một chiều
Chủ nhật: 23:22 ngày 20/04/2025

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Tài liệu lưu trữ cho chúng ta biết, năm 1959, những vị lãnh đạo tối cao của cách mạng, trong đó có vai trò đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bí thư thứ nhất Đảng lao động Việt Nam Lê Duẩn trong việc ra quyết sách chiến lược để thực hiện khát vọng thống nhất non sông.

Tháng 1.1959, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá II mở Hội nghị lần thứ 15 (mở rộng). Hội nghị sau đó ra Nghị quyết 15 về nhiệm vụ của cách mạng ở miền Nam.

Nghị quyết này có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn, mở đường cho cách mạng miền Nam tiến lên, làm xoay chuyển tình thế. Từ quyết sách chiến lược đó, phong trào Đồng khởi bùng nổ ở miền Nam vào đầu những năm 60 của thế kỷ XX.

Kể từ năm 1959 đến nay (2025) đã 66 năm nhưng những ai có điều kiện đọc lại toàn văn văn kiện Đảng tập 20 mới thấy một điều: từ gần 70 năm trước, để thực hiện thống nhất đất nước, những bộ óc tinh hoa, những mái đầu bạc trắng đã phân tích, nhận định tình hình, nhiệm vụ của cách mạng vô cùng sắc bén. “Các cụ” kiên quyết không cho phép bất kỳ thế lực nào (tại thời kỳ đó) mưu toan xé tấm bản đồ hình chữ S thành hai mảnh.

“Đội quân tóc dài” biểu tình đòi huỷ bỏ luật phát xít 10-59, đòi thành lập một Chính phủ dân chủ tiến bộ, phản đối Mỹ - Diệm xây dựng căn cứ quân sự chuẩn bị chiến tranh.

Tài liệu lưu trữ cho chúng ta biết, năm 1959, những vị lãnh đạo tối cao của cách mạng, trong đó có vai trò đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bí thư thứ nhất Đảng lao động Việt Nam Lê Duẩn trong việc ra quyết sách chiến lược để thực hiện khát vọng thống nhất non sông.

Hội nghị 15 năm 1959 phân tích, nếu so sánh thực lực của Mỹ - Diệm ở miền Nam với thực lực của đế quốc và phong kiến Pháp - Bảo Đại trong lúc kháng chiến, ta thấy, một mặt Mỹ nhiều lần mạnh hơn Pháp, có khả năng xâm lược hơn Pháp.

Nhưng mặt khác, trong tình hình hiện nay (1959) Mỹ không thể trắng trợn đưa quân đội đến chiếm đóng miền Nam mà phải dùng một số cố vấn nắm quân đội miền Nam.

Cho nên thực lực của Mỹ - Diệm ở miền Nam không mạnh hơn Pháp, vì quân đội viễn chinh Pháp là một quân đội xây dựng với một ý thức quân đội của một cường quốc đi xâm lược, còn quân đội miền Nam mặc dù Mỹ ráo riết huấn luyện kỹ thuật, cố gắng “tác động tinh thần” nhằm biến nó thành một quân đội hiếu chiến có ý thức xâm lược nhưng trong hoàn cảnh lịch sử nước ta ngày nay (1959), với thành phần binh lính là người Việt Nam, quân đội đó không thể trở thành một công cụ xâm lược đắc lực của Mỹ.

Phong trào dân tộc dân chủ trên thế giới, phong trào quần chúng rộng rãi trong nước đấu tranh chống Mỹ - Diệm, đòi hoà bình thống nhất, đòi tự do dân chủ, cải thiện dân sinh hàng ngày tác động đến họ làm cho tinh thần và tư tưởng họ chuyển biến bất lợi cho Mỹ. Đó là chỗ khác biệt giữa miền Nam và các căn cứ quân sự khác của Mỹ.

Từ các nhận định trên, Trung ương nhận định, chính quyền Mỹ - Diệm ở miền Nam về mặt chính trị căn bản là yếu. Nhưng vì sao mấy năm nay vẫn tồn tại? Nó tồn tại là vì sau đình chiến ta tập kết lực lượng vũ trang của ta ra miền Bắc, như vậy tương quan lực lượng giữa ta và địch, địch hơn ta ở miền Nam. Trong khi ấy ta có miền Bắc hoàn toàn giải phóng để xây dựng thành căn cứ cách mạng vững chắc và rộng lớn để tiếp tục sự nghiệp cách mạng của toàn dân ta.

Lực lượng Mỹ - Diệm dựa vào quân sự, lấy quân sự tấn công ta, đàn áp để tiêu diệt phong trào miền Nam. Còn ta từ đấu tranh vũ trang chuyển sang đấu tranh chính trị. Như thế nghĩa là ta hạ thấp hình thức đấu tranh, từ thế công chuyển sang thế thủ.

Mặc dù trong đấu tranh chính trị ở miền Nam, từng lúc, từng nơi và từng phần ta có tấn công chúng, nhưng đó cũng chỉ là tấn công trong thế thủ chung. Trong tình hình ấy, ta dùng lực lượng chính trị của quần chúng, địch dùng vũ lực, đứng về thế hiện nay mà nói, lực lượng chính trị của ta chưa có thể biến ngay thành sức mạnh vật chất để chọi lại chúng và đánh đổ chúng.

Vì thế mà chính quyền Mỹ - Diệm đến nay vẫn tồn tại và còn giữ được địa vị thống trị của chúng. Nhưng chúng không thể tồn tại mãi mãi khi quần chúng đoàn kết đứng lên và quyết tâm đánh đổ chúng.

Phong trào đấu tranh của đồng bào miền Nam

Hội nghị nhận định, phong trào đấu tranh của đồng bào miền Nam chống Mỹ - Diệm đã diễn ra liên tục ở khắp nơi, khi cao khi thấp, với nhiều hình thức phong phú, cũng có nơi, có lúc quyết liệt. Phong trào đó phản ánh mâu thuẫn ngày càng sâu sắc giữa Mỹ - Diệm và các tầng lớp nhân dân miền Nam.

Một mặt đó là yêu cầu chính trị của quần chúng đang rất khao khát độc lập, tự do, và thống nhất nước nhà và đó cũng là yêu cầu tiếp tục nhiệm vụ cách mạng của quần chúng đang làm trong kháng chiến.

Vũ khí thu giữ được của địch sau Chiến thắng Đồng khởi Tua Hai (26.1.1960)

Một mặt khác đó là phản ứng tất yếu của nhân dân để bảo vệ quyền sống hằng ngày đang bị chà đạp dưới chế độ độc tài phát xít của Mỹ - Diệm.

Khi hoà bình mới lập lại đã bắt đầu có những cuộc đấu tranh về ruộng đất, về tự do dân chủ, phong trào nói chung nặng về những khẩu hiệu và yêu cầu chính trị nhằm làm áp lực cho việc thi hành Hiệp nghị Genève và chống âm mưu Mỹ - Diệm chia cắt đất nước.

Miền Nam có những phong trào chính trị sôi nổi và rộng lớn đòi hiệp thương, chống trưng cầu dân ý, chống bầu cử quốc hội bù nhìn. Các phong trào đó đã huy động hàng triệu người từ Quảng Trị đến Cà Mau, phối hợp giữa thành thị và nông thôn, đấu tranh với đủ hình thức từ hợp pháp đến bất hợp pháp như mít tinh hàng ngàn người, biểu tình tuần hành, bãi công, bãi thị, kiến nghị, truyền đơn, băng, cờ, biểu ngữ, thảo luận mạn đàm.

Đó là những phong trào chính trị rộng lớn, sôi nổi nhất trong lịch sử đấu tranh của dân tộc ta từ trước đến nay. Các phong trào đó trong một lúc làm hạ uy thế của bọn phản động, lưu manh đang ngóc đầu dậy ở nông thôn, làm cho nhiều người trong chính quyền Mỹ - Diệm đâm ra lừng chừng.

Nhưng khuyết điểm của ta trong lúc ấy là thiếu chuẩn bị đầy đủ tư tưởng trong cán bộ và quần chúng cho một cuộc đấu tranh cách mạng gian khổ và lâu dài làm cho quần chúng và cán bộ ỷ lại vào cái mốc thời gian đã quy định trong Hiệp nghị Genève.

Nhiều nơi lãnh đạo đấu tranh với tất cả khí thế của kẻ chiến thắng, không chuẩn bị thế thủ thích hợp với tương quan lực lượng mới, đã để phong trào kéo dài, không biết kết thúc đúng lúc làm cho quần chúng đấu tranh găng với địch, cơ sở ta bị bộc lộ.

Cũng trong khoảng thời gian này, ở Nam bộ có phong trào chống khủng bố, chống cướp bóc, bảo vệ cán bộ diễn ra quyết liệt. Nhân dân chống bắt bớ bằng bao vây, ngăn cản, níu kéo, cản xe, cản tàu, nhiều nơi huy động bốn năm ngàn người giằng co với địch, giải thoát người bị bắt.

Các hình thức đấu tranh này, trong một thời gian ngăn chặn được khủng bố của địch, nhưng không thể duy trì được mãi, nên về sau ta chuyển dần sang các hình thức mềm dẻo hơn, sử dụng thế hợp pháp nhiều hơn.

Từ giữa năm 1956 về sau, phong trào dần dần đi về hướng đấu tranh hợp pháp và bán hợp pháp một cách linh hoạt xoay quanh các khẩu hiệu dân sinh và dân chủ, là những vấn đề bức thiết trước mắt của quần chúng.

Hoà bình thống nhất trở thành khẩu hiệu tuyên truyền giáo dục để nâng cao ý thức chống Mỹ và ý thức cách mạng của quần chúng, thường xuyên lồng vào trong các cuộc đấu tranh cho quyền lợi dân sinh và dân chủ.

Trong năm 1958, phong trào so với mấy năm trước đã đi vào các mặt đấu tranh về quyền lợi thiết thực của quần chúng hơn, do đó động viên được các từng lớp quần chúng, các tôn giáo, các dân tộc tham gia rộng rãi.

Việt Đông

(còn tiếp)

Tin cùng chuyên mục