Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Phiên họp thường kỳ UBND tỉnh tháng 6.2024: "Bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2024 khá tươi sáng"
Thứ năm: 17:10 ngày 27/06/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Ngày 26.6, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Ngọc cùng các Phó Chủ tịch Nguyễn Hồng Thanh, Dương Văn Thắng, Trần Văn Chiến chủ trì phiên họp thường kỳ UBND tỉnh tháng 6.2024.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thắng phát biểu ý kiến tại phiên họp.

Tham dự phiên họp có bà Nguyễn Đài Thy- Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo MTTQ VN tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh và các sở, ban ngành tỉnh.

Phiên họp được tổ chức trực tuyến đến UBND các huyện, thị xã và Thành phố. Tại phiên họp, các đại biểu tham dự đã thảo luận và thông qua một số nội dung do các sở, ngành trình bày tại cuộc họp, gồm: Dự thảo báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và nhiệm vu trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024 do Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính trình.

Sở Tài nguyên và Môi trường trình dự thảo Nghị quyết thông qua Kế hoạch sử dụng đất tỉnh 5 năm (2021 – 2025); Sở Tư pháp trình dự thảo Nghị quyết quy định nội dung chi, mức chi thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hoà giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh; Sở Giáo dục và Đào tạo trình dự thảo nghị quyết quy định một sô nội dung, mức chi thực hiện đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 – 2030” trên địa bàn tỉnh.

Sở Tài chính trình 4 nội dung, gồm: Dự thảo nghị quyết điều chỉnh quyết toán ngân sách địa phương năm 2022; Ban hành Quyết định quy định số lượng, chủng loại, phương thức quản lý xe ô tô phục vụ công tác chung các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên đại bàn tỉnh theo Nghị định số 72/2023/NĐ-CP; Dự thảo Nghị quyết quy định số lượng xe ô tô bán tải, xe ô tô từ 12 – 16 chỗ ngồi phục vụ công tác chung đặc thù cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh; Phương án đấu giá tài sản, giá khởi điểm nhà máy chế biến mủ cao su Hiệp Trường của Công ty cổ phần Cao su 1-5 Tây Ninh.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Ngọc cùng các Phó Chủ tịch Nguyễn Hồng Thanh, Dương Văn Thắng, Trần Văn Chiến chủ trì phi họp thường kỳ UBND tỉnh tháng 6.2024.

Sở Xây dựng trình nội dung thông qua nhiệm vụ phân khu đô thị mới Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu; Phê duyệt chủ trương lập quy hoạch, phê duyệt chi phí thực hiện các công việc có liên quan đến lập quy hoạch chung đô thị mới trên địa bàn tỉnh.

Công an tỉnh trình dự thảo Nghị quyết quy định số lượng Tổ bảo vệ an ninh, trật tự, số lượng thành viên của Tổ vệ an ninh, trật tự tại ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh.

Sở Tài chính trình báo cáo công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Văn phòng UBND tỉnh báo cáo công tác của UBND tỉnh 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024 và các nội dung do Chủ tịch UBND tỉnh phân công theo Quy chế làm việc của UBND tỉnh.

Ông Trương Trúc Phương - Phó Giám đốc Sở Tài chính báo cáo tại phiên họp.

Đối với nội dung dự thảo báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và nhiệm vu trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024, sau khi lắng nghe góp ý, kiến nghị của các địa phương và sở, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Ngọc đánh giá, bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2024 khá tươi sáng khi tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP – theo giá so sánh 2010) ước thực hiện 29.792 tỷ đồng, tăng 7,9% so với cùng kỳ, xếp đầu về tăng trưởng kinh tế trong vùng Đông Nam Bộ.

Sản xuất nông nghiệp được duy trì ổn định. Các hoạt động thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được quan tâm thực hiện. Sản xuất công nghiệp đã dần phục hồi, hầu hết các nhóm ngành đều tăng so với cùng kỳ. Công tác xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch được quan tâm, đổi mới, đa dạng hóa nhiều hình thức, mở ra cơ hội hợp tác cho các doanh nghiệp trên địa bàn.

Thu hút đầu tư trong nước ước đạt 5.469 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023 được cải thiện đáng kể, nằm trong nhóm 30 tỉnh, thành phố điều hành kinh tế tốt nhất cả nước. Kim ngạch xuất khẩu tăng 12,4% so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 7,6% so với cùng kỳ. Tổng thu NSNN đạt 57,4% dự toán, tăng 14,9% so với cùng kỳ. Lượng khách tham quan khu điểm du lịch đạt 3,4 triệu lượt khách, doanh thu tăng 34,1% so với cùng kỳ.

Các chính sách về an sinh xã hội chăm lo đời sống cho người dân được quan tâm nhất là các đối tượng gặp khó khăn, thiếu hoặc mất việc làm. Quốc phòng - an ninh được bảo đảm, không để xảy ra điểm nóng trên khu vực biên giới. Công tác ngoại giao kinh tế đóng góp thiết thực vào thúc đẩy hợp tác.

Bà Nguyễn Đài Thy - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh phát biểu tại phiên họp.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Ngọc cũng chỉ rõ một số hạn chế cần khắc phục, như: chỉ số GRDP 6 tháng đầu năm tăng trưởng khá cao nhưng so với kế hoạch chung vẫn còn rất thấp; đầu tư nước ngoài FDI giảm so với cùng kỳ; Doanh nghiệp thành lập mới của tỉnh thì giảm 10,7% trong một kỳ; Giải ngân đầu công đạt thấp so với kế hoạch được giao…

Để khắc phục hạn chế, hoàn thành kế hoạch năm 2024, Chủ tịch UBND Nguyễn Thanh Ngọc đề nghị các sở, ban ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã và Thành phố tiếp tục rà soát, đánh giá sâu các cái chỉ tiêu, nhiệm vụ đạt thấp, xác định rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan và đề ra giải pháp cụ thể để khắc phục, đồng thời nâng cao trách nhiệm, quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền để phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công, cao hơn 6 tháng đầu năm.

Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Ngọc yêu cầu lãnh đạo các địa phương, các sở, ban ngành tỉnh tập trung lãnh đạo rà soát, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công tác đầu tư (cả đầu tư công và tư) và hỗ trợ các hoạt động của các thành phần kinh tế; chủ động rà soát những công việc tồn đọng, khó khăn, vướng mắc mà nhà đầu tư và các doanh nghiệp đề xuất để tháo gỡ, giải quyết theo thẩm quyền...

Ngoài ra, các ngành, đơn vị có liên quan tiếp tục tăng cường các giải pháp quản lý thị trường, phòng chống gian lận thương mại, nhất là bảo đảm bình ổn giá, không để tăng giá hàng hoá trước, trong và sau khi mà Chính phủ điều chỉnh hệ số lương.

Minh Dương

Tin cùng chuyên mục