Theo dõi Báo Tây Ninh trên
(BTNO) -
Các dân tộc trên thế giới đều có những ngày Tết độc đáo của riêng mình và đây là dịp của vô số những cuộc vui tưng bừng thú vị được diễn ra.

Các dân tộc trên thế giới đều có những ngày Tết độc đáo của riêng mình và đây là dịp của vô số những cuộc vui tưng bừng thú vị được diễn ra.
1. Người Nhật Bản tổ chức ngày lễ mừng năm mới vào ngày 1.1 dương lịch như các dân tộc khác, nhưng đồng thời họ vẫn giữ niềm tin theo đạo Shinto của mình. Để đuổi tà ma, họ treo một sợi rơm ngang cửa nhà, tượng trưng cho hạnh phúc và may mắn. Khi năm mới bắt đầu, mọi người sẽ cười thật to với quan niệm rằng như thế may mắn sẽ đến với họ. Theo truyền thống, trong những ngày đầu năm, các cô gái trong gia đình được sai ra đồng hái nhiều loại cây cỏ (không độc) khác nhau. Ngày 7.1, chủ nhà đem nấu những ‘lộc xuân’ đó với gạo thành món ăn đặc biệt dùng để ăn sáng.
![]() |
2. Tết ở Mông Cổ diễn ra vào tháng giêng âm lịch và kéo dài ba ngày. Phần lớn các món ăn Tết được chế biến từ sữa và bát đũa đều phải được rửa sạch bằng sữa ngựa trước lúc ăn. Lễ uống trà đón Xuân được tổ chức trang trọng: Lúc giao thừa, người ta pha trà, rót chén đầu tiên mang ra sân, vẩy khắp bốn phía Đông – Tây – Nam - Bắc, chén khác mời khách … Sau đó, mọi người vui vẻ thưởng thức thịt cừu nướng và những sản phẩm được chế biến từ sữa.
![]() |
3. Tại Vương Quốc Anh, người đầu tiên bước qua cửa nhà vào lúc Giao thừa, gọi là ‘First footing’ (người xông nhà) sẽ là người mang lại sự may mắn cho gia đình trong năm mới. Vào đêm 31.12, người xông nhà sẽ bước qua bậu cửa, mang vào nhà sự may mắn, cùng các vật dụng không thể thiếu: một cục than, một ổ bánh mì và một chai rượu. Khi bước vào nhà, người xông nhà bỏ cục than vào lò sưởi, đặt ổ bánh mì lên bàn và rót một cốc rượu cho chủ nhà. Người xông nhà phải vào bằng cửa trước và ra bằng cửa sau. Khi chuông đồng hồ điểm 12 tiếng, mỗi người viết ba điều ước lên một tờ giấy, rồi đốt tờ giấy đó, lấy tro hoà vào ly sâm-banh và uống cạn. Họ tin rằng làm như vậy, ít nhất một trong ba điều ước trên sẽ trở thành hiện thực.
![]() |
4. Lễ đón năm mới ở Đức kéo dài trong một tuần. 15 phút trước giao thừa, mọi người đều ngồi yên trên ghế, khi chuông đồng hồ bắt đầu điểm, họ nhảy xuống khỏi ghế và ném một vật nặng ra phía sau, coi như vứt bỏ mọi khó khăn, hoạn nạn để bước vào năm mới.
5. Phong tục truyền thống của người dân Colombia trong dịp năm mới là đốt hình nộm có tên ‘Ông năm cũ’. Mọi người trong gia đình cùng làm một hình nộm rất to mặc quần áo cũ và nhét vào bên trong những vật có thể gợi nhớ các kỷ niệm buồn trong năm vừa qua. Đúng giây phút chuyển giao năm cũ và năm mới, người ta đốt hình nộm. Phong tục này thể hiện ước vọng muốn rũ sạch những chuyện không vui của năm đã qua và đón chào năm mới một cách đầy lạc quan.
![]() |
6. Tại Mexico và Tây ban Nha, người ta cũng có tục ăn 12 trái nho vào giờ phút giao thừa. Khi thời khắc giao hoà giữa năm cũ và năm mới đến, các thành viên trong gia đình chăm chú lắng nghe 12 tiếng chuông nhà thờ ngân vang. Sau mỗi tiếng chuông, mỗi người lại cho một trái nho vào miệng và thầm cầu nguyện. Tục lệ này cũng thể hiện niềm mong muốn sang năm mới có những vụ mùa nho bội thu.
![]() |
7. Ngày tết, người dân Thuỵ Sĩ kết thành một hội trèo lên đỉnh núi tuyết, đứng trên cao, giữa khoảng không thi nhau hò hét để tống tiễn năm cũ. Đón chào năm mới.
![]() |
8. Vào đêm Giao thừa, các thành phố trên cả nước Brazil đều tổ chức tiệc mừng. Đặc biệt là ở Rio de Janeiro, mọi người sẽ tới bờ biển để ngắm pháo hoa. Người Brazil thường mặc quần áo trắng với mong muốn may mắn sẽ tới vào năm mới. Việc chuẩn bị cho bữa tiệc năm mới thường bắt đầu vào sáng ngày 31.12 của năm cũ và tới nửa đêm, pháo hoa bắt đầu bừng lên. Bữa tiệc ánh sáng kéo dài khoảng 30 phút và trong thời điểm đó, mọi người cầu nguyện những điều ước nhân dịp năm mới như tiền bạc, tình yêu, sức khoẻ.
![]() |
THUÝ TRINH
(Theo vzone)