Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Phong tục, nghi lễ vòng đời người của đồng bào Mông
Thứ năm: 05:10 ngày 01/12/2016

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Trong đời sống văn hoá của mỗi dân tộc trên thế giới có nhiều phong tục, tập quán khác nhau mà dựa vào đó dễ dàng thấy được đặc thù văn hoá của từng tộc người. Và đồng bào Mông cũng không nằm ngoài xu thế đó.

Các nghi thức tín ngưỡng vòng đời người: Trẻ em sinh ra được một tháng thì người ta làm lễ đặt tên, đồng thời với lễ đặt tên con là đặt lại tên cho bố mẹ (có con đầu lòng), thường thì người ta chỉ ghép thêm tên đệm vào tên cũ. Chẳng hạn tên của người đàn ông là Lềnh thì khi có con đầu lòng người ta ghép thêm tên đệm có thể là Chứ (Tswv), Trồng (Txooj), Trìa (Txiaj),...

Trong lễ đăt tên, người ta thịt nhiều gà để cúng tổ tiên, báo cho tổ tiên biết gia đình có thêm thành viên mới, tên là gì, đồng thời cũng báo tên mới của bố mẹ đứa trẻ, cái tên mới đó sẽ gắn với cả nửa đời còn lại của người đàn ông, tên mẹ đứa trẻ thì gọi theo tên chồng. Có báo tên cho tổ tiên thì sau khi chết báo tin về tổ tiên mới nhận hồn ma người chết.

Những kiêng kỵ (tín ngưỡng) trong sinh đẻ và nuôi dạy con cái: Người Mông thường đẻ ở nhà và đẻ ngồi, người đỡ đẻ là mẹ chồng hoặc người thân thích trong gia đình là nữ đã có kinh nghiệm trong sinh nở và đỡ đẻ. Người ta không cho phép xoa đầu đứa trẻ vì quan niệm hồn người nằm ở trên đỉnh đầu. Trong tháng ở cữ, người phụ sản không được đi vào nhà người khác vì họ quan niệm như vậy là mang xui xẻo đến cho gia đình người khác.

Nếu trẻ em bị còi cọc, không lớn, bệnh tật thì người ta cho rằng đó là đứa trẻ đã bị trúng tà ma hoặc do sơ suất trong cúng bái tổ tiên nên bị tổ tiên làm bệnh tật, họ sẽ làm lễ cúng tổ tiên thần linh nhằm đuổi tà ma đi và nhằm chuộc lỗi với tổ tiên. Trong lễ cúng người ta lại gọi tổ tiên về, hỏi han sức khỏe, hỏi xem có gì khúc mắc không, con cháu sẽ chuộc lỗi với tổ tiên, hoặc nhờ tổ tiên giải ma, đuổi ma ác đi...

Khi đến tuổi lấy vợ, con trai thích một cô gái nào đó, muốn lấy thì nói với bố mẹ, bố mẹ sẽ xem số cho cả hai người xem có hợp nhau không, có nhiều cách để bói xem số của con người, nếu hợp nhau con trai thường đi bắt vợ về (là tín ngưỡng về số mệnh con người, ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa lâu đời). Nghi thức kéo vợ đã được nhiều công trình nghiên cứu nói đến. Khi dẫn người con gái qua cửa ma, bố mẹ chồng phải bắt con gà trống cào cào vào lưng cô gái, cào từ đầu đến chân, đó là nghi thức nhập ma nhà chồng, từ sau nghi lễ đó người con gái đã nhập ma nhà chồng, hoàn toàn là người nhà chồng và sẽ được ma nhà chồng bảo vệ suốt đời. Sau khi dẫn cô dâu về nhà, người ta phải làm nghi lễ để báo với tổ tiên về con dâu mới, tên, tuổi. Để chọn ngày cưới cũng có nghi thức chọn.

Trong cuộc sống nếu cảm thấy bất an hay lo lắng về một vấn đề gì đó, mất ăn, mất ngủ... họ cho rằng đó là bị bắt mất hồn hoặc bị lạc mất hồn, người ta sẽ không ngần ngại bắt gà cúng tổ tiên, thần linh để gọi hồn cho người đó. Cũng có khi người ta làm lễ cho cả nhà, trong nhà có bao nhiêu thành viên thì thịt bấy nhiều con gà, trong nghi lễ người ta xem số mệnh con người bằng lưỡi gà hoặc chân gà.

Người Mông không có tục mừng thọ người già có tuổi như người Tày, Nùng.

Khi già chết, người Mông có tục cúng ma cho người chết. Khi có người chết, người ta dùng súng bắn ba phát lên trời để báo hiệu nhà có người chết, sau đó mới làm các thủ tục tang ma cho người chết. Trước tiên là thay quàn áo cho người chết, quần áo dùng để khâm liệm phải là quàn áo được làm từ vải lanh, người Mông quan niệm nếu không phải là áo làm bằng vải lanh thì tổ tiên sẽ không nhận hồn ma người chết (vải lanh, quần áo bằng vải lanh là thứ vải truyền thống lâu đời của người Mông), sau đó cho người chết vào quan tài.

Trong đám tang, người ta cho một người đánh trống, một hoặc hai người thổi khèn, thổi khèn múa trống cả đêm, bên cạnh đó còn cho một đoàn người khoảng chục người thổi khèn, đeo tạp dề đi xung quanh nhà, vừa đi vừa nhảy múa thổi khèn.

Vì quan niệm hồn người chết phải về gặp tổ tiên nên người ta làm nghi lễ chỉ đường cho hồn ma về với tổ tiên, bài cúng chỉ đường nói rất rõ về con đường mà hồn ma phải đi qua, chỉ rõ hồn ma phải làm gì, nói những gì để thuyết phục các loại ma, các thần linh để về được với tổ tiên. Khi người già chết, con cháu phải thịt trâu bò cúng cho cha mẹ, để thể hiện lòng hiếu thảo, người con phải mổ càng nhiều trâu bò cúng cho cha mẹ càng tốt./.

Nguồn LangvietOnline

Từ khóa:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục