Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội đảng
Đại hội đảng
Phương án đơn giản hoá TTHC: Công chức cấp xã sẽ không phải thi tuyển vào đơn vị sự nghiệp
2010-06-11 10:07:00

Theo phương án đơn giản hoá TTHC, cán bộ, công chức cấp xã theo quy định của Luật Cán bộ, công chức là những người đã được tuyển dụng và nếu cán bộ, công chức cấp xã có nguyện vọng chuyển sang làm việc tại đơn vị sự nghiệp của Nhà nước sẽ không phải tham gia thi tuyển.

HTML clipboard

Các thủ tục hành chính và cả mức phí liên quan đến thủ tục thi tuyển dụng công chức dự bị cấp tỉnh sẽ được điều chỉnh lại cho phù hợp hơn

Phương án đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Nội vụ đã được hoàn tất trên 7 lĩnh vực: Văn thư, lưu trữ; Công chức, viên chức; Tổ chức biên chế; Hội, tổ chức phi Chính phủ; Tôn giáo; Thi đua – Khen thưởng; Cơ yếu.

Trong đó, nội dung được người dân quan tâm nhiều nhất liên quan đến lĩnh vực công chức, viên chức, đặc biệt là phương án bãi bỏ thủ tục tuyển dụng công chức dự bị cấp tỉnh, vì theo Luật Cán bộ, công chức thì không còn quy định công chức dự bị.

Thay công chứng văn bằng = công chức tiếp nhận hồ sơ phải có trách nhiệm đối chiếu bản gốc

Liên quan đến 1,6 triệu viên chức hiện nay, phương án đơn giản hoá thủ tục tuyển dụng viên chức cấp tỉnh đang được đưa ra là sẽ bỏ các quy định về việc các bản sao của văn bằng, chứng chỉ phải có công chứng, đồng thời điều chỉnh lại mức phí và lệ phí cho phù hợp hơn.

Theo phân tích của Tổ công tác chuyên trách cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ (Tổ công tác), quy định về hồ sơ này là không cần thiết, vì để xác thực bản sao là công chức làm công tác tiếp nhận hồ sơ chỉ cần kiểm tra, đối chiếu bản gốc với bản sao là đủ. Trong khi đó, nếu đặt ra yêu cầu này sẽ làm cho cá nhân mất thời gian và chi phí thực hiện thêm thủ tục chứng thực bằng cấp chuyên môn.

Bỏ quy định cán bộ công chức thi viên chức được cộng điểm ưu tiên = không phải thi

Theo quy định hiện hành, "cán bộ, công chức cấp xã có thời gian làm việc liên tục tại cơ quan, tổ chức cấp xã từ 3 năm trở lên" được cộng điểm ưu tiên khi tuyển dụng.

Tổ công tác nhận định rõ rằng quy định này cần bãi bỏ. Vì theo Khoản 1 Điều 63 Luật Cán bộ, công chức năm 2009 quy định "Việc bầu cử cán bộ cấp xã được thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Luật bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân, điều lệ của tổ chức có liên quan, các quy định khác của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền".

Khoản 2 Điều 63 Luật Cán bộ, công chức cũng nêu quy định “Việc tuyển dụng công chức cấp xã phải thông qua thi tuyển”.

Như vậy, cán bộ, công chức cấp xã theo quy định của Luật Cán bộ, công chức là những người đã được tuyển dụng và nếu cán bộ, công chức cấp xã có nguyện vọng chuyển sang làm việc tại đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì không phải tham gia thi tuyển.

Còn nếu vẫn giữ quy định như tại khoản 1 Nghị định 121/2006/NĐ-CP ngày 23.10.2006 (hiện đang áp dụng) thì cán bộ, công chức cấp xã chỉ là đối tượng được ưu tiên cộng 10 điểm trong thi tuyển hoặc xét tuyển vào các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

Bỏ quy định không hợp lý trong thủ tục tặng danh hiệu Gia đình văn hoá

Mặc dù hiện chưa có quy định về số lượng hồ sơ phải nộp để xét tặng danh hiệu Gia đình văn hoá, nhưng thực tế các xã thường yêu cầu nộp 2 bộ. Bởi vậy, trong phương án đơn giản hoá TTHC tặng danh hiệu Gia đình văn hoá nếu được thực thi sẽ phải có quy định rõ ràng về số lượng là chỉ 1 bộ hồ sơ.

Phương án đơn giản hoá cũng chỉ ra rằng, quy chế công nhận danh hiệu "Gia đình văn hoá", "Làng văn hoá", "Tổ dân phố văn hoá" đang áp dụng hiện nay có nội dung "Mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con, không sinh con thứ ba", hoặc phải thường xuyên luyện tập thể dục thể thao là không hợp lý.

Bởi, nếu cặp vợ chồng đó sinh con thứ ba thì tức là mãi mãi sẽ không được công nhận là gia đình văn hoá. Hoặc cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất được 1 con, nhưng lần thứ 2 sinh đôi cũng không được công nhận thì đều là những trương hợp không hợp lý.

"Tiêu chuẩn sinh con thứ ba này chỉ tính vi phạm năm sinh con thứ ba thôi còn các năm sau nếu gia đình đó đạt được đầy đủ các tiêu chuẩn trên thì vẫn được xét công nhận gia đình văn hoá", Tổ công tác phân tích.

Tương tự, thực tế gia đình đạt được đầy đủ các tiêu chuẩn trên, nhưng gia đình đó rất bận không thể thường xuyên luyện tập thể dục thể thao được nhưng vẫn được công nhận là gia đình văn hoá. Như vậy là tiêu chuẩn đưa ra nhưng không thực hiện được cũng làm cho văn bản không có hiệu lực.

Như vậy có thể thấy, các phương án đơn giản hoá TTHC được đưa ra đều xuất phát căn bản từ việc lấy lợi ích của người dân làm gốc, nhằm tạo thuận lợi nhất cho dân khi thực hiện các thủ tục hành chính trong đời sống hàng ngày.

(Theo chinhphu.vn)

Từ khóa:
Tin liên quan