Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Quốc hội chốt độ tuổi quân nhân dự bị động viên trong thời bình
Thứ ba: 19:01 ngày 26/11/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Luật lực lượng dự bị động viên mới được Quốc hội thông qua quy định cụ thể độ tuổi quân nhân dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên trong thời bình.

Chiều 26/11, với 449/453 đại biểu bấm nút tán thành (chiếm 92,96%), Quốc hội chính thức thông qua Luật lực lượng dự bị động viên.

Luật gồm 5 Chương, 41 Điều, quy định về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên; chế độ, chính sách và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.

Ảnh chụp màn hình.

Theo Luật mới thông qua, độ tuổi quân nhân dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên trong thời bình (điều 17) quy định như sau: Nam quân nhân chuyên nghiệp dự bị không quá 40 tuổi; hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị không quá 35 tuổi được sắp xếp vào đơn vị chiến đấu; Nam quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị không quá 45 tuổi; nữ quân nhân dự bị không quá 40 tuổi được sắp xếp vào đơn vị bảo đảm chiến đấu.

Theo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, trong quá trình thảo luận về nội dung này, có ý kiến đề nghị tăng độ tuổi quân nhân dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên trong thời bình cho thống nhất với các luật khác liên quan và sát với tình hình thực tế. Có ý kiến đề nghị giảm độ tuối nam quân nhân chuyên nghiệp dự bị, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được xếp vào đơn vị đảm bảo chiến đấu không quá 40 và nữ quân nhân dự bị không quá 35 tuổi.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, việc quy định độ tuổi của quân nhân dự bị đã được đánh giá kỹ tác động, bảo đảm nguồn để huy động vào lực lượng dự bị động viên. Về đề nghị tăng hoặc giảm độ tuổi của quân nhân dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên trong thời bình đã được giải trình tại Báo cáo số 462/BC-UBTVQH14, ngày 19/10/2019 QH. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ như dự thảo Luật.

Về các trường hợp huy động dự bị động viên, Luật quy định rõ 4 trường hợp gồm: Khi thực hiện lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ; Khi thi hành lệnh thiết quân luật; Khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp; Để phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm.

Cùng với đó, Luật quy định 5 hành vi bị nghiêm cấm trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên gồm: Trốn tránh thực hiện trách nhiệm của quân nhân dự bị, nghĩa vụ của chủ phương tiện kỹ thuật dự bị được huy động, điều động; Chống đối, cản trở việc xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên; Huy động, điều động lực lượng dự bị động viên không có trong kế hoạch được phê duyệt; Lợi dụng, lạm dụng việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên để xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Phân biệt đối xử về giới trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.

Về phụ cấp đối với quân nhân dự bị được xếp, bổ nhiệm chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên, luật quy định quân nhân dự bị đã sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên được hưởng phụ cấp. Quân nhân dự bị được bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên từ tiểu đội trưởng hoặc tương đương trở lên được hưởng phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị.

Gia đình quân nhân dự bị được hưởng trợ cấp trong thời gian quân nhân dự bị tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và được huy động khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ theo quy định của Chính phủ.

Nguồn VOV

Tin cùng chuyên mục