BAOTAYNINH.VN trên Google News

Quốc hội thảo luận sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục

Cập nhật ngày: 30/10/2009 - 09:57
HTML clipboard

Các đại biểu thảo luận tại Hội trường

Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân (Bắc Giang), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo cho biết: Ngành Giáo dục đang hướng tới 4 mục tiêu. Đó là phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi ; nâng cao chất lượng giáo dục; nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước; chăm sóc tốt hơn cho giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục.

 Đây là những nhiệm vụ lớn và cấp bách,  trong thực tế nhiều nội dung đã được quan tâm và đã điều chỉnh ở cấp dưới Luật.

Trước sự  quan tâm của nhiều đại biểu về chất lượng tuyển sinh đại học, cao đẳng trong khi điều kiện các trường chưa đáp ứng, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân cho biết : Thực tế các quy định điều kiện mở ngành tuyển sinh, thành lập trường đã được Thủ tướng quy định rõ.

Đơn cử như việc mở ngành tuyển sinh, giáo viên phải đủ dạy 60% khối lượng, tỷ lệ thạc sĩ ít nhất 30%. Sở dĩ quy định như vậy do hiện nay bình quân trong trong ngành, thạc sĩ mới chiếm  37% , tiến sĩ 12%;  cơ sở vật chất phải đáp ứng diện tích đất 9m2/1sinh viên. Tuy nhiên thực tế có trường không hội tụ đủ như điều kiện vẫn được hoạt động.

Lý giải vấn đề này, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân cho biết: Theo quy  định hiện nay của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì việc thẩm định mở ngành có thể  kiểm tra tại chỗ hoặc thẩm định trên hồ sơ đáp ứng điều kiện. Chính việc thẩm định qua hồ sơ này có sơ hở,  là nguyên nhân chủ yếu khiến các trường tiến hành tuyển sinh đào tạo ồ ạt.  Hiện bộ Giáo dục và Đào tạo  đã có chủ trương điều chỉnh và yêu cầu thẩm định mở ngành buộc phải thẩm định tại chỗ không thẩm định trên hồ sơ.

Cũng theo  đại biểu Nguyễn Thiện Nhân, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa thực hiện được chức năng tham mưu cho Chính phủ việc  phân cấp kiểm tra thực hiện quy chế đào tạo, trong đó có quy chế tuyển sinh cho các trường công lập.

Hiện nay, Bộ không đủ khả năng giám sát đến cơ sở trong toàn quốc, nhưng thời gian tới,  nếu có  sự tham gia giám sát của đội ngũ giáo viên và sinh viên có thể sẽ khắc phục được sự bất cập này.

Đa số ý kiến của các đại biểu đề nghị  nên giao cho Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo thay vì Thủ tướng quyết định như Luật hiện hành.

Một số đại biểu cho rằng, ai quyết định không quan trọng, vấn đề là cần phân cấp, làm rõ cơ chế, tránh nhiệm của người ra quyết định.

Đại biểu Phạm Thị Hải ( Đồng Nai), Sùng Thị Chư ( Yên Bái ), Nguyễn Đức Kiên (Sóc Trăng) cho biết: Hiện Thủ tướng đã quy hoạch mạng lưới trường và đã có quy định rõ điều kiện thành lập trường, tuy nhiên quy trình thành lập trường chưa rõ ràng trong việc phân trách nhiệm, lần này với việc sửa đổi  cần bổ sung rõ hơn nữa trong Luật. 

Theo đại biểu Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng sẽ là người chịu trách nhiệm trước quyết định của mình, không thể để vấn đề xảy ra trong ngành  mình quản lý mà lại Thủ tướng chịu trách nhiệm.

(Theo chinhphu.vn)