Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Quốc hội tiếp tục chương trình kỳ họp thứ chín * Biểu quyết thông qua Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh châu Âu
Thứ ba: 11:06 ngày 09/06/2020

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Hôm 8.6, tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 9, Quốc hội bắt đầu đợt họp 2 tại Hội trường Diên Hồng (Hà Nội).

Buổi sáng, đại biểu nghe Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu một số vấn đề về kết quả Quốc hội họp trực tuyến. Chủ tịch Quốc hội cho biết dư luận cử tri và đại đa số đại biểu Quốc hội cho rằng, mặc dù đại dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn đến mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội nước ta, trong đó có hoạt động của Quốc hội, nhưng với quyết tâm, trách nhiệm cao trước đồng bào, cử tri cả nước, Quốc hội đã chủ động, kịp thời đổi mới, linh hoạt, ứng dụng khoa học công nghệ để thích ứng điều kiện hoàn cảnh thực tế, bảo đảm tiến hành kỳ họp thứ 9 theo đúng quy định.

Lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam họp trực tuyến liên tục nhiều ngày, các nội dung đã diễn ra thông suốt, vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng và đạt hiệu quả cao; số lượng đại biểu đăng ký phát biểu tăng lên đáng kể; không khí thảo luận, tranh luận tại nghị trường rất sôi nổi, công khai, dân chủ được dư luận và cử tri đánh giá cao.

Đây là kết quả bước đầu rất đáng trân trọng, tạo tiền đề để tiếp tục nghiên cứu, phát huy, hoàn thiện phương thức họp Quốc hội trong thời gian tới. Chủ tịch Quốc hội khẳng định, trong bất cứ hoàn cảnh nào, Quốc hội cũng luôn nỗ lực, trách nhiệm vì lợi ích của Nhân dân và đất nước.

Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông quaNghị quyết phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do giữa CHXHCN Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) với số đại biểu Quốc hội tán thành 457, chiếm 94,62%; Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là CHXHCN Việt Nam, một bên là Liên minh châu Âu và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EVIPA) vớisố đại biểu Quốc hội tán thành là 461, chiếm 95,45%; Nghị quyết phê chuẩn gia nhập Công ước số 105 của Tổ chức Lao động Quốc tế về xóa bỏ lao động cưỡng bức với số đại biểu Quốc hội tán thành là 458, chiếm 94,82%; biểu quyết thông qua việc bổ sung nội dung vào chương trình kỳ họp thứ 9 với số đại biểu Quốc hội tán thành 449, chiếm 92,96%.

ĐBQH Huỳnh Thanh Phương (Tây Ninh) phát biểu tại phiên thảo luận.

Quốc hội đã quyết định bổ sung dự thảo Nghị quyết về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác vào Chương trình kỳ họp thứ 9.

Tiếp theo, Quốc hội nghe Tờ trình về việc bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về công nhận và cho thi hành phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp theo quy định của Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU và các báo cáo thẩm tra.

Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về công nhận và cho thi hành phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp theo quy định của Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU.

Mở đầu phiên thảo luận, đại biểu Lê Anh Tuấn (Hà Tĩnh) cho rằng Quốc hội ban hành Nghị quyết về cơ chế công nhận và cho thi hành phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp theo Hiệp định EVIPA để thực thi các khoản 2, 3, 4, 5 của Điều 3.57 Hiệp định phải bảo đảm thực hiện đúng các nội dung cam kết trong Hiệp định. Theo khoản 2 Điều 3.57 Hiệp định thì phán quyết chung thẩm của cơ quan giải quyết tranh chấp theo Hiệp định EVIPA sẽ được công nhận và cho thi hành như phán quyết chung thẩm của Tòa án.

Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 2 của dự thảo nghị quyết, sau khi có phán quyết chung thẩm của cơ quan giải quyết tranh chấp theo Hiệp định đối với bị đơn là Việt Nam thì phán quyết đó được coi là phán quyết của trọng tài nước ngoài và Tòa án Việt Nam sẽ công nhận hoặc không công nhận phán quyết đó theo quy định Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam.

Đại biểu băn khoăn, với quy định này trong dự thảo đã phù hợp với nội dung cam kết như đã nêu tại khoản 2 Điều 3 của Hiệp định hay chưa? Và nếu thực hiện nội dung này như dự thảo thì cơ sở pháp lý nào để Tòa án Việt Nam không công nhận phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp theo Hiệp định EVIPA.

Đa số ý kiếnđại biểu nhất trí với nội dung quy định tại Điều 2 và cho rằng dự thảo Nghị quyết cần xác định về nguyên tắc thẩm quyền của Tòa án Việt Nam trong việc áp dụng pháp luật để công nhận và cho thi hành phán quyết chung thẩm của cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư theo Hiệp định EVIPA tại Việt Nam và không đặt ra một cơ chế mới về trình tự, thủ tục của việc công nhận cho thi hành các phán quyết này.

Về hiệu lực thi hành, các đại biểu Quốc hội nhất trí Nghị quyết sẽ có hiệu lực kể từ ngày Hiệp định EVIPA có hiệu lực.

Ngoài ra, các vị đại biểu Quốc hội cũng nêu thêm một số vấn đề như đặt vấn đề có kháng nghị của Viện kiểm sát hay không, trình tự, thủ tục về chi phí...

Buổi chiều cùng ngày, Quốc hội thảo luận tại Tổ về Báo cáo về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước; Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2018; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Việc bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh thảo luận Tổ cùng với Đoàn ĐBQH các tỉnh Sơn La, Ninh Bình và thành phố Đà Nẵng. Tại phiên thảo luận, đại biểu Trịnh Ngọc Phương phát biểu về tình hình kinh tế - xã hội, đại biểu đề nghị Chính phủ cần có những giải pháp quyết liệt để giải ngân vốn đầu tư công, vì hiện tại việc giải ngân còn rất chậm; cần có cơ chế giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp do ảnh hưởng của dịch covid-19; khắc phục sự chồng chéo, bất cập của các dự án Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật quy hoạch.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần có những giải pháp hữu hiệu, lâu dài trong việc miễn thuế sử dụng đất cho nông nghiệp, đểnông dân cũng như người dân đầu tư vào nông nghiệp cảm thấy bền vững, có thể sống được trên mảnh đất của mình.

Đại biểu Huỳnh Thanh Phương – Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu về việc bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, đại biểu băn khoăn về cơ sở pháp lý để thực hiện, đại biểu cũng mong rằng cần có cơ chế sao cho doanh nghiệp dễ tiếp cận nguồn vốn.

Về tình hình kinh tế xã hội, đại biểu cho rằng theo báo cáo của Chính phủ, Chính phủ kiến nghị 6 vấn đề nhưng Ủy ban Kinh tế thẩm tra về nội dung này thì không có chính kiến về 6 vấn đề mà Chính phủ kiến nghị, đề nghị Ủy ban thẩm tra nên nói rõ.

Liên quan đến vấn đề biên giới, đại biểu Phương đề nghị Chính phủ quan tâm tăng nguồn ngân sách hỗ trợ cho kinh phí đối ngoại cho địa phương Tây Ninh.

Ngoài ra, các đại biểu Quốc hội còn thảo luận về các vấn đề mình quan tâm, đồng chí Nguyễn Tiến Dũng – Bộ trưởng Bộ Tài chính (Ninh Bình) cũng tham gia giải trình làm rõ các vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Sáng nay (9.6), buổi sáng Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thùđối với Thủđô Hà Nội;  Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thùđối với Thủđô Hà Nội.Sau đó, Quốc hội thảo luận ở tổ về2 nội dung nêu trên.

Buổi chiều, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2021, sau đó thảo luận ở hội trườngvề một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội.

Tiếp đến, Quốc hộithảo luận ở Tổ về Dự án Luật Cư trú (sửa đổi).

Kim Chi

Tin cùng chuyên mục