Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Sao trục lợi giữa hoạn nạn của đồng bào?
Chủ nhật: 08:51 ngày 15/09/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Giữa những ngày triệu trái tim cả nước hướng về vùng bão lũ, lại có những người chọn cách kiếm tiền online ăn theo thiên tai và sự khó khăn của đồng bào mình.

Đằng sau những kiểu kiếm tiền này là chuyện bản quyền, lan truyền tin tức giả, lừa đảo hoặc trục lợi từ thiện, gây hoang mang cho người dân.

Một bài đăng tin giả liên quan vụ sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ dễ dàng đạt được gần 50.000 lượt like và hơn 500 lượt chia sẻ. Một tin giật gân gợi lại chuyện ca sĩ đi từ thiện vùng lũ nhiều năm trước có cả triệu người xem.

Mấy ngày qua nổi lên nạn sao chép hình ảnh, thông tin từ báo chí để câu view kiếm tiền từ các nền tảng quảng cáo. Một số cá nhân, nhóm tạo ra website với tên miền dưới dạng "kênh tin tức", "tin nóng", "tin 24 mới nhất", "hóng biến"... sau đó lấy cắp hình ảnh, nội dung từ báo chí để đưa lên website này.

Để kiếm tiền từ quảng cáo, các cá nhân, nhóm trên dùng nhiều cách "kéo lượt truy cập" từ người dùng. Ví dụ trong vụ sập cầu ở tỉnh Phú Thọ, trên nhiều trang Facebook đồng loạt đăng tải clip, hình ảnh vụ việc kèm theo đường dẫn ở phần bình luận dẫn đến các kênh khác...

Họ không chỉ sở hữu một fanpage mà có rất nhiều, hàng trăm fanpage và nhiều nhóm, chưa kể hàng trăm nick ảo nhằm tăng tương tác, tạo "mồi nhử" người đọc. Họ sao chép toàn bộ hình ảnh, nội dung từ báo chí chính thống rồi đặt tít giật gân hơn, thổi phồng thông tin để mời mọc người đọc nhấp chuột vào.

Và nhiều khi bấm vào đường link đó thì người dùng sẽ được dẫn đến một website được bao vây bởi quảng cáo đủ kiểu từ cờ bạc, cá độ đến các loại thuốc, thực phẩm chức năng...

Khi cơn bão Yagi ập vào miền Bắc, trên các hội nhóm, fanpage Facebook liên tục xuất hiện các clip, bài viết dưới dạng đưa tin bão, nhưng khi người dùng nhấp chuột để đọc thêm thì sẽ dẫn đến một sàn thương mại điện tử.

Thông tin người nhấp chuột sẽ lưu trong thời gian khoảng 3 - 7 ngày (tùy sàn); nếu trong thời gian này người dùng có mua sắm trên sàn, phía trang mạng dẫn dụ người đọc sẽ nhận được "hoa hồng" từ sàn.

Điều đáng nói có vô số thủ thuật mà với người đọc bình thường sẽ khó lòng phân biệt được thật hay giả. Có những đường link nhìn qua rất giống tên miền của các tờ báo nổi tiếng, cũng có hình ảnh người thật nhưng là cái "bẫy link", dẫn người đọc sang các trang mua bán và cờ bạc.

Tôi lướt qua trang Facebook cá nhân thì thấy nhiều người quen của mình đang chia sẻ bài của những trang tin tức câu view kể trên. 

Thậm chí có nhiều người đang lan truyền tin giả, tin tức cũ của các đợt bão lũ trước mà không hề biết. Họ trở thành nạn nhân, bị lừa nhấp chuột vì các "mồi nhử tin tức hấp dẫn"...

Trên mạng xã hội đã bắt đầu xuất hiện các lời kêu gọi từ thiện qua mạng. Cơ quan chức năng nên vào cuộc xử nghiêm chủ các trang tạo tin giả hoặc thổi phồng sự thật kiếm view, ngăn chặn các kiểu lừa đảo có thể xảy ra.

Nguồn TTO

Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục