Theo dõi Báo Tây Ninh trên
(BTN) -
Điểm qua các tác phẩm đạt giải cao, có nhiều tác phẩm viết về đề tài xây dựng Đảng, xây dựng nông thôn mới, những đổi thay trên đất Tây Ninh; đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các luận điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch.
Tham dự Giải báo chí tỉnh Tây Ninh lần thứ XXIII- năm 2024 có 54 tác phẩm của 32 tác giả/nhóm tác giả. Trong đó, Đài Phát thanh và Truyền hình (PT-TH) tỉnh Tây Ninh có 22 tác phẩm của 24 tác giả/nhóm tác giả đăng ký dự thi. Ban tuyển chọn cơ sở chọn ra 18 tác phẩm của 15 tác giả/nhóm tác giả gửi dự thi, gồm 7 tác phẩm phát thanh, 11 tác phẩm truyền hình. Báo Tây Ninh có 32 tác phẩm của 17 tác giả/nhóm tác giả, gồm 23 tác phẩm báo in, 9 tác phẩm báo điện tử.
Lãnh đạo tỉnh tặng hoa chúc mừng các cơ quan báo chí nhân Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21.6.2023 (ảnh minh hoạ)
Nhìn chung, các cơ quan báo chí Tây Ninh năm qua đã có sự tiếp cận, phản ánh cuộc sống xã hội ngày càng gần gũi, sâu sát, thiết thực, đó là một bước tiến đáng mừng trong nâng cao chất lượng thông tin, chất lượng hoạt động báo chí của tỉnh nhà.
Đội ngũ phóng viên mạnh dạn “lăn xả”, đi sâu, đi sát thực tế, “xông pha” vào những nơi khó khăn- thậm chí là nguy hiểm- và tác nghiệp một cách nghiêm túc để có được những tác phẩm chất lượng. Các tác phẩm có thông tin chính xác, quan điểm cách mạng vững vàng, đối chiếu thông tin khách quan, nhiều chiều, có tính phản biện xã hội, sức thuyết phục, hấp dẫn khán giả, thính giả, độc giả trong và ngoài tỉnh. Kết quả chấm Giải báo chí Tây Ninh lần thứ 23 năm 2024 đã phản ánh rất rõ điều này.
Điểm qua các tác phẩm đạt giải cao, có nhiều tác phẩm viết về đề tài xây dựng Đảng, xây dựng nông thôn mới, những đổi thay trên đất Tây Ninh; đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các luận điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch. Bên cạnh việc phản ánh những tấm gương tập thể, cá nhân điển hình trong học tập và làm theo Bác, các bài viết còn mạnh dạn đưa ra ánh sáng những tiêu cực, tồn tại.
Tác phẩm “Xuân nơi đầu sóng, ngọn gió” của tác giả Vũ Nguyệt đạt giải đặc biệt. Trong hành trình 7 ngày cùng hai tàu 528 và 924 đi thăm, chúc tết cán bộ, chiến sĩ, nhân dân và các lực lượng trên vùng biển Tây Nam, tác giả cùng đoàn đến 5 điểm đảo và ghi lại nhiều câu chuyện cảm động về những đảng viên, cán bộ đã dành trọn tuổi xuân cho biển đảo quê hương. Loạt bài mang đến cho người đọc những cảm nhận rõ nét, chân thực về cuộc sống nơi vùng biển Tây Nam của Tổ quốc ngày đêm sóng gầm, gió thổi. Dẫu luôn phải đối mặt với nhiều hiểm nguy, những đảng viên, cán bộ, chiến sĩ nơi đảo tiền tiêu vẫn một lòng sắt son, giữ trọn lời thề giữ vững từng tấc đất, hòn đảo của Tổ quốc thân yêu.
Loạt bài kết thúc, nhưng tình yêu biển đảo, tinh thần người lính, những kỷ niệm về tình quân dân nơi đảo xa, những câu chuyện nghĩa tình, cảm động sẽ còn mãi trong trái tim người đọc.
Trong loạt bài “Người ở Tây Ninh kể chuyện 70 năm bản hùng ca Điện Biên Phủ” của nhóm tác giả Đồng Viết Thắng - Dương Đại Dương, các tác giả đã dày công đi đến huyện Tân Châu, Dương Minh Châu tìm gặp các nhân chứng lịch sử đã tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, ghi lại một cách sinh động lời kể của các nhân chứng sống giúp người đọc có thêm những thông tin, tư liệu lịch sử quý giá.
Loạt phóng sự truyền hình 2 kỳ “Cạm bẫy tín dụng đen- Nỗi ám ảnh và hệ luỵ khó lường”, của nhóm tác giả Hồ Sỹ Công - Bùi Công Điều, đề cập đến một thực trạng nhức nhối: tín dụng đen đã đẩy nhiều gia đình vào bước đường cùng. Phóng sự đã gióng thêm hồi chuông cảnh tỉnh cho mọi người và tìm ra cách giải quyết khi đặt ra câu hỏi đối với ngân hàng và cơ quan chức năng về vấn đề này.
Đối với loạt phóng sự phát thanh 3 kỳ “Thắt chặt quan hệ ngoại giao qua con đường du lịch”, tác giả Triệu Quang Khải đề cập đến lợi thế sẵn có của Tây Ninh trong việc thắt chặt thêm mối quan hệ láng giềng, đôi bên cùng phát triển.
Các tác phẩm báo in, báo điện tử (30.4- Khúc ca khải hoàn sau cuộc trường chinh vạn dặm, Vụ tàu không số hiệu hút cát gần rừng phòng hộ Dầu Tiếng), các tác phẩm truyền hình, phát thanh (Tây Ninh điểm đến của nhà đầu tư, Canh bạc cuộc đời) có đề tài tuy không mới nhưng tác giả đã kiên trì, dày công làm rõ vấn đề đặt ra và được dư luận quan tâm.
Đối với tác phẩm phát thanh “Thương lắm mì ơi”, nhóm tác giả đã biết khai thác thế mạnh của loại hình phát thanh, cùng cách thể hiện mới, tạo cảm giác gần gũi, thu hút người nghe.
Ngoài ra, còn có nhiều tác phẩm nổi bật. Báo Tây Ninh có các tác phẩm: Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo tư tưởng Hồ Chí Minh: Nhiệm vụ, giải pháp đối với Tây Ninh của tác giả Đồng Viết Thắng; “Khát” nhân lực chất lượng cao ngành Y tế của nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Hồng Thắm - Nguyễn Thị Ngọc Bích; Chăn nuôi an toàn dịch bệnh, giải pháp phát triển bền vững của tác giả Vũ Thị Nguyệt.
Đài PT-TH Tây Ninh với các tác phẩm: Trữ ngọt - Giải mặn của nhóm tác giả Nguyễn Thị Ngọc Thật - Bùi Tuấn Hưng - Nguyễn Thị Kim Chi; Chú Tư thông tin của nhóm tác giả Nguyễn Thị Ngọc Thật - Đào Thị Như Hoà - Nguyễn Tấn Đạt - Hà Ngọc Duy Hiển; Cờ bạc qua mạng - Tiềm ẩn phức tạp của nhóm tác giả Hồ Sỹ Công - Bùi Công Điều.
Có một số tác phẩm khai thác đề tài hay, dẫu không mới, nhưng tác giả đã đưa ra được vấn đề dư luận quan tâm, tìm ra các điểm mới trong đề tài cũ cũng như giải quyết được vấn đề đặt ra. Đáng tiếc là những tác phẩm này lại có “những hạt sạn” nên không đạt điểm cao.
Căn cứ vào kết quả chấm điểm, Hội đồng Giám khảo và Ban tổ chức đã chọn ra được 25 tác phẩm đạt giải, gồm 1 giải Đặc biệt, 3 giải Nhất, 5 giải Nhì, 6 giải Ba và 10 giải Khuyến khích thuộc các loại hình báo chí: báo in, báo điện tử; phát thanh và truyền hình.
* THỂ LOẠI BÁO IN, BÁO ĐIỆN TỬ
* GIẢI ĐẶC BIỆT:
Tác phẩm: Loạt bài: Xuân nơi đầu sóng, ngọn gió; Tác giả: Vũ Thị Nguyệt (Vũ Nguyệt).
* Giải I:
Tác phẩm: Loạt bài: Người ở Tây Ninh kể chuyện 70 năm bản hùng ca Điện Biên Phủ; Nhóm tác giả: Đồng Viết Thắng - Dương Đại Dương (Việt Đông - Đại Dương)
* Giải II:
-Tác phẩm: Loạt bài: 30.4- Khúc ca khải hoàn sau cuộc trường chinh vạn dặm; Tác giả: Đồng Viết Thắng (Việt Đông).
-Tác phẩm: Tuyến bài: Vụ tàu không số hiệu hút cát gần rừng phòng hộ Dầu Tiếng; Tác giả: Phạm Quốc Sơn (Trường Lộ).
* Giải III:
-Tác phẩm: Loạt bài: Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo tư tưởng Hồ Chí Minh: Nhiệm vụ, giải pháp đối với Tây Ninh; Tác giả: Đồng Viết Thắng (Việt Đông).
-Tác phẩm: Loạt bài: “Khát” nhân lực chất lượng cao ngành Y tế; Nhóm tác giả: Nguyễn Ngọc Hồng Thắm - Nguyễn Thị Ngọc Bích (Tâm Giang - Ngọc Bích).
-Tác phẩm: Loạt bài: Chăn nuôi an toàn dịch bệnh, giải pháp phát triển bền vững; Tác giả: Vũ Thị Nguyệt (Vũ Nguyệt).
* Giải Khuyến khích
-Tác phẩm: Tuyến bài: Vào “bẫy” ứng tuyển việc làm online tại nhà; Tác giả: Nguyễn Ngọc Hồng Thắm (Tâm Giang).
-Tác phẩm: Loạt bài: Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh; Nhóm tác giả: Trần Thanh Nhi - Trần Minh Dương (Nhi Trần - Minh Dương).
-Tác phẩm: Loạt bài: Công tác tôn giáo trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc tại Tây Ninh; Tác giả: Đặng Tố Tuấn (Tố Tuấn).
-Tác phẩm: Loạt bài: Sử dụng ma tuý- Khẳng định bản thân hay tàn phá tuổi trẻ?; Tác giả: Vũ Thị Nguyệt (Vũ Nguyệt).
-Tác phẩm: Tuyến bài: Hiệu quả từ chủ trương xây dựng trạm cấp nước nông thôn; Tác giả: Huỳnh Tấn Hưng (Tấn Hưng).
-Tác phẩm: Loạt bài: Hiệu quả từ chủ trương đẩy mạnh đầu tư hạ tầng thuỷ lợi; Tác giả: Huỳnh Tấn Hưng (Tấn Hưng).
* THỂ LOẠI PHÁT THANH:
* Giải I:
Tác phẩm: Loạt bài (3 kỳ): Thắt chặt quan hệ ngoại giao qua con đường du lịch; Tác giả: Triệu Quang Khải.
* Giải II:
- Tác phẩm: Thương lắm mì ơi; Nhóm tác giả: Bùi Công Điều - Lê Thị Cẩm Tú - Nách Chan Nên - Nguyễn Thị Kim Chi.
* Giải III:
- Tác phẩm: Trữ ngọt - Giải mặn; Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Thật - Bùi Tuấn Hưng - Nguyễn Thị Kim Chi
* Giải Khuyến khích:
-Tác phẩm: Tạo nguồn đảng viên từ mái trường; Tác giả: Lê Thị Việt Nho.
* THỂ LOẠI TRUYỀN HÌNH:
* Giải I:
-Tác phẩm: Loạt bài 2 kỳ: Cạm bẫy tín dụng đen: Nỗi ám ảnh và hệ luỵ khó lường; Nhóm tác giả: Hồ Sỹ Công - Bùi Công Điều (Sỹ Công - Công Điều)
* Giải II:
-Tác phẩm: Loạt bài (3 kỳ): Tây Ninh điểm đến của nhà đầu tư; Tác giả: Triệu Quang Khải (Quang Khải).
-Tác phẩm: Canh bạc cuộc đời; Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Yến Ngọc - Trần Thị Tuyết Nhung.
* Giải III:
-Tác phẩm: Chú Tư thông tin; Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Thật - Đào Thị Như Hoà - Nguyễn Tấn Đạt - Hà Ngọc Duy Hiển
-Tác phẩm: Cờ bạc qua mạng - Tiềm ẩn phức tạp; Nhóm tác giả: Hồ Sỹ Công - Bùi Công Điều (Sỹ Công - Công Điều).
* Giải Khuyến khích:
-Tác phẩm: TTV11 đồng hành cùng đồng bào dân tộc Khmer; Nhóm tác giả: Đinh Thị Hậu - Bùi Công Điều.
-Tác phẩm: Nhiều chợ vùng biên đang bỏ hoang, xuống cấp; Tác giả: Hồ Sỹ Công.
-Tác phẩm: Sống cạnh trạm cấp nước, vẫn dùng nước giếng khoan; Nhóm tác giả: Ngô Thị Hồng Minh - Lê Vũ Đông.
Nguyễn Thế