Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tầm quan trọng của sàng lọc trước sinh và sơ sinh
Thứ năm: 13:05 ngày 22/08/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Thống kê của ngành Y tế cho thấy, mỗi năm Việt Nam có gần 1,5 triệu trẻ em được sinh ra. Với tỷ lệ trẻ bị dị tật bẩm sinh chiếm tỷ lệ 1/33 trẻ mới sinh ra thì mỗi năm tại Việt Nam có hơn 41.000 trẻ bị dị tật bẩm sinh, tương đương cứ 13 phút có một trẻ mắc dị tật bẩm sinh được sinh ra.

Một cặp vợ chồng trẻ mới có thai lần đầu được cán bộ y tế tư vấn về chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh.

Đáng lưu ý, mỗi năm có khoảng 1.400-1.800 trẻ bị mắc bệnh Down, khoảng 250-250 trẻ mắc hội chứng Edwards, có 1.000-1.500 trẻ bị dị tật ống thần kinh, 300-400 trẻ bị suy giáp bẩm sinh, đặc biệt có khoảng 15.000-30.000 trẻ bị thiếu men G6PD, có khoảng 2.200 trẻ bị bệnh tan máu bẩm sinh…

Trong các hội thảo cung cấp thông tin về tầm quan trọng và lợi ích của việc tầm soát, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh do Tổng Cục Dân số- KHHGĐ (Bộ Y tế) tổ chức hằng năm, các chuyên gia ngành Y tế cho biết, gánh nặng trẻ em mắc dị tật bẩm sinh khi sinh ra khá nhiều là những nỗi trăn trở của ngành Y tế và ảnh hưởng đến chất lượng của dân số. Vì vậy, ngành cần đẩy mạnh triển khai các biện pháp sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh để phát hiện, can thiệp và điều trị các bệnh rối loạn chuyển hoá di truyền ngày trong giai đoạn bào thai và sơ sinh.

 Tổng Cục Dân số- KHHGĐ cho hay, để giảm số liệu trẻ em mắc dị tật bẩm sinh trước và sau khi sinh, Đề án tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030 được ngành y tế đẩy mạnh triển khai cùng với các can thiệp khác là cách tiếp cận đúng hướng và thiết thực giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh di tật ở trẻ em hiện nay.

Mục tiêu của Đề án  này nhằm tập trung nâng cao chất lượng dân số thông qua việc triển khai các hoạt động nâng cao sức khoẻ, giảm bệnh, tật và tử vong ở trẻ em, thu hẹp đáng kể sự khác biệt và các chỉ báo sức khoẻ trẻ em giữa các vùng miền.

Để nâng cao chất lượng sức khoẻ giống nòi, Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về công tác dân số trong tình hình mới nêu rõ: “Công tác dân số phải chú trọng toàn diện, đặc biệt là chất lượng dân số và phát triển mạng lưới cung cấp các dịch vụ tầm soát chẩn đoán sớm bệnh, tật trước sinh, sơ sinh”. Định hướng công tác dân số trong thời gian tới, Nghị quyết số 21-NQ/TW đặt ra mục tiêu đến 2030: 70% phụ nữ mang thai và bà mẹ sơ sinh cần được sàng lọc trước sinh và sơ sinh, 90% trẻ em sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhằm khắc phục sớm thực trạng trẻ mắt dị tật bẩm sinh…

Theo số liệu năm 2017, hiện chưa có đến 50% phụ nữ mang thai được sàng lọc bằng kỹ thuật đơn giản phổ biến (siêu âm 2D, 4D…), gần 30% trẻ em sinh ra được sàng lọc sơ sinh 2/5 bệnh…

Dị tật bẩm sinh đang là một vấn đề rất đáng lo ngại, ảnh hưởng tới chất lượng giống nòi của người Việt. Để giảm thiểu số lượng trẻ bị dị tật bẩm sinh, việc tích cực thực hiện các chẩn đoán trước sinh và sơ sinh sẽ giúp chúng ta bảo vệ sức khoẻ giống nòi. Thói quen hay sự chủ quan của các cặp vợ chồng trẻ, của các sản phụ, bà mẹ đang hạn chế việc tiếp cận khoa học mới đầy bức thiết này. Do vậy, để người dân hiểu rõ về vai trò tác dụng và hiệu quả tích cực của việc sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, các cơ sở y tế cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền hơn nữa tới mọi người dân.

THANH HẠNH

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục