Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tết Nguyên đán có nguồn gốc từ đâu?
Thứ hai: 16:26 ngày 23/01/2023

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Tết Nguyên đán là dịp để mọi người quây quần bên gia đình, tỏ lòng kính trọng với các bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

Khái niệm “Tết” tưởng chừng quen thuộc, nhưng nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ đặc biệt này vẫn là một vấn đề chưa được biết đến rộng rãi.

Nguồn gốc Tết nguyên đán

Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Đời Tam Vương, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng Giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng Chạp, làm tháng đầu năm. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết.

Đến thời Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười. Đến thời nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng Giêng. Từ đó về sau, không còn triều đại nào thay đổi về tháng Tết nữa.

Tờ China Highlights cũng giải thích, bắt nguồn từ lịch sử lâu đời hàng nghìn năm trước, Tết Nguyên đán là “dịp quan trọng nhất để các thế hệ trong gia đình đoàn tụ và dành thời gian bên nhau. Lễ kỷ niệm cũng được cho là có ý nghĩa quan trọng để đảm bảo may mắn cho năm tới".

Được tổ chức ở nhiều nước châu Á, Tết Nguyên đán còn được gọi là Chunjie của Trung Quốc, Tết của Việt Nam, Losar của Tây Tạng và Seollal của Hàn Quốc. Sau ngày đầu tiên của năm mới, các lễ hội tiếp tục trong 15 ngày và đỉnh điểm là lễ hội đèn lồng rực rỡ thắp sáng bầu trời tối.

Các chi tiết ăn mừng Tết Nguyên đán có thể khác nhau giữa các quốc gia, nhưng 15 ngày đó và một vài ngày trước Tết thường tràn ngập các điệu múa rồng và sư tử, trao đổi quà tặng, bắn pháo hoa hoành tráng, các nghi lễ “tẩy rửa” để mang lại may mắn, những cuộc đoàn tụ gia đình và bạn bè đáng nhớ.

Có rất nhiều truyền thuyết liên quan đến Tết Nguyên đán trên khắp các nền văn hóa châu Á mang lại ý nghĩa cho nhiều yếu tố của lễ kỷ niệm này.

Brittanica kể về truyền thuyết về Nian, “một con quái vật gớm ghiếc được cho là chuyên ăn thịt người vào ngày đầu năm mới. Vì Nian sợ màu đỏ, tiếng ồn lớn và lửa nên người ta dán giấy đỏ lên cửa, đốt đèn lồng suốt đêm và đốt pháo để xua đuổi con thú".

Các hoạt động mừng Tết Nguyên đán để tôn vinh sự thay đổi của các mùa và thời điểm bắt đầu của lịch âm có thể thay đổi từ những lễ kỷ niệm thân mật hơn với gia đình và bạn bè đến các sự kiện công cộng rực rỡ hơn với các cuộc diễu hành và biểu diễn.

Ngày nay, nhiều người cho rằng Tết Nguyên đán có nguồn gốc từ Trung Quốc và du nhập vào Việt Nam vào thời điểm 1.000 năm Bắc thuộc. Tuy nhiên theo truyện cổ tích lịch sử Việt Nam - truyện "Bánh chưng bánh dày" - thì người Việt Nam đã có dịp lễ này từ đời vua Hùng, nghĩa là trước 1.000 năm Bắc thuộc.

Ở Việt Nam, do văn hóa làm lúa nước nên Tết Nguyên đán là khi nông nhàn, công việc rảnh rỗi, thời gian để mọi người nghỉ ngơi, bù đắp những ngày lao động vất vả trong năm.

Theo phiên âm Hán - Việt, Tết là do đọc chệch từ chữ “tiết”, "nguyên" là sự khởi đầu và "đán" là buổi sáng sớm. Do đó, theo âm Hán Việt là Tết Nguyên đán, được dịch là khoảng thời gian đầu của một năm mới, dần dần được gọi vắn tắt là tết.

Khi nào là Tết Nguyên đán?

Tết Nguyên đán dựa trên lịch âm dương truyền thống, được sử dụng ở nhiều nước châu Á, xác định các thành phần của một năm bằng cách sử dụng các chu kỳ của mặt trăng.

Theo đó, tiết là một hiện tượng khí hậu thay đổi sau 15 ngày quả đất tự quay quanh đó và đi một đoạn trên quỹ đạo biểu kiến quanh mặt trời. Vì vậy mà Tết gắn liền với chữ tiết của 24 tiết trong năm. Đây là khoảng thời gian Bắc bán cầu dần dịch chuyển đến gần mặt trời hơn, thời tiết ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc.

Vì âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên đán muộn hơn Tết Dương lịch. Hơn nữa, quy luật 3 năm nhuận 1 tháng của âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên Đán không bao giờ trước ngày 21/1 dương lịch và sau ngày 19/2 dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2.

Ý nghĩa của ngày Tết Nguyên đán
Tết là thời điểm trời đất giao thoa

Tết Nguyên đán theo truyền thống là thời điểm đại diện cho sự giao thoa giữa đất trời, thần linh, con người. Từ Tết trong “Tết Nguyên đán” có ý nghĩa là tiết (thời tiết) vận hành theo 4 mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông trong năm, điều này có ý nghĩa đặc biệt với việc sản xuất nông nghiệp, sự thuận hòa của đất trời đang tạo điều kiện cho con người.

Thời điểm con cháu tưởng nhớ ông bà

Tết Nguyên đán là dịp quan trọng nhất trong năm và là kỳ nghỉ lễ dài nhất đối với người Việt nên con cháu mà trong nhà sẽ có thêm nhiều thời gian hơn để tập trung lại, chuẩn bị và dâng lên bàn thờ ông bà những mâm cơm hay mâm ngũ quả đủ đầy, trang trọng nhất.

Theo quan niệm xưa, vào dịp lễ Tết Nguyên đán này ông bà tổ tiên sẽ về gia đình mình đoàn tụ, ăn Tết cùng con cháu phù hộ cho sức khỏe, bình an, hòa thuận trong cuộc sống.

Thời điểm cầu tài lộc cho một năm mới

Ngày Tết, ngày năm mới tượng trưng cho nhiều sự khởi đầu mới, vì vậy mỗi dịp Tết đến cũng là dịp mọi người cầu chúc tài lộc đến với bản thân, gia đình, người thân của mình cho năm mới sắp đến được thành công và suôn sẻ hơn.

Truyền thống cho rằng, Tết Nguyên đán đến sẽ đuổi đi những điều không may mắn của năm cũ để làm mới và đón nhận những niềm hy vọng cho năm mới tới. Vì vậy, đây là thời điểm để mọi người cầu tài lộc và đón vận khí cho một năm mới.

Gia đình sum họp, quây quần bên nhau

Không phải mọi gia đình đều có thời gian để ở gần và chăm sóc nhau mỗi ngày, vì vậy Tết Nguyên đán cũng chính là thời điểm mà mọi người người mong ngóng để được cùng đoàn tụ, gần gũi bên những người yêu thương.

Được cùng nhau quây quần bên người thân thưởng thức nhiều món ăn truyền thống, cùng đón giao thừa thì đây là điều mà mọi người đều mơ ước.

Những nước ăn mừng Tết Nguyên đán

Mặc dù bạn có thể đã nghe nói về Tết Nguyên đán, cách đặt tên này không phản ánh chính xác sự đa dạng của các quốc gia châu Á kỷ niệm truyền thống này.

Theo The Washington Post, Tết Nguyên đán, một thuật ngữ bao quát hơn, được “hơn 1 tỷ người trên toàn cầu kỷ niệm”. Nó còn được gọi là “cuộc di cư hàng năm lớn nhất thế giới” vì gắn kết nhiều gia đình ở khắp các khu vực trên thế giới.

Ngày nay, Tết Nguyên đán được tổ chức ở Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Tây Tạng, Việt Nam, Singapore, Indonesia và Malaysia và cũng bao gồm những nơi có đông cộng đồng người châu Á như San Francisco.

Mỗi quốc gia và gia đình tôn vinh Tết Nguyên đán theo những cách riêng. Sự đa dạng của những lễ kỷ niệm này là điều làm cho ngày lễ trở nên đặc biệt đối với nhiều thế hệ. Ví dụ, các yếu tố ăn mừng trong năm mới của Trung Quốc đã trở nên phổ biến nhất ở Hoa Kỳ.

Theo National Geographic, bạn có thể đã nghe nói: “Trong tiếng Quan thoại, họ sẽ nói gong xi fa cai, chúc bạn một năm mới thịnh vượng. Trong tiếng Quảng Đông, đó là gong hey fat choi.

Tuy nhiên, nếu bạn chúc ai đó xin nian kuai le, nghĩa đen là “chúc mừng năm mới”, thì cũng hoàn toàn được hoan nghênh ”Điều quan trọng cần lưu ý là các quốc gia châu Á khác đón Tết Nguyên đán có những cách hay riêng để tôn vinh dịp trọng đại này.

Nguồn giaoducthoidai

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục