BAOTAYNINH.VN trên Google News

Thành lập Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Cập nhật ngày: 06/08/2011 - 11:01

Chiều 6.8, với 479/481 ý kiến tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và thành lập Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Uỷ ban gồm 30 thành viên do ông Nguyễn Sinh Hùng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch. 

Danh sách thành viên Uỷ ban còn có: Ông Uông Chu Lưu, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội (Phó chủ tịch Uỷ ban) cùng 18 uỷ viên khác.

Báoo giải trình, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội nêu rõ: Nhìn chung, ý kiến của các đại biểu đều tán thành với sự cần thiết và mục đích, yêu cầu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 được nêu trong Tờ trình của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Theo kế hoạch, các cơ quan, tổ chức hữu quan có 8 tháng (từ 8.2011- 3.2012) để tiến hành việc tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 và hơn một năm (8.2011-10.2012) để chuẩn bị dự thảo lần thứ nhất trình Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và 4 vị phó chủ tịch

Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh

Trước đó, Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011 với 480/485 ý kiến tán thành (chiếm 96% tổng số đại biểu).

Theo đó, về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011, Nghị quyết nêu rõ chuyển dự án Luật tài nguyên nước (sửa đổi), Luật Giáo dục đại học sang Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2; Bổ sung dự án Luật Cơ yếu, Luật biển Việt Nam và chương trình thông qua tại kỳ hợp thứ 2; Chuyển dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) từ Chương trình thông qua tại kỳ họp thứ 2 sang Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012.

Bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật quảnthuế, Luật phòng, chống rửa tiền vào Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2; Dự án Nghị quyết của UBTVQH về biểu thuế bảo vệ môi trường vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011.

Nghị quyết cũng thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 với 39 dự án luật trong chương trình chính thức và 25 dự án trong chương trình chuẩn bị.

Trong chương trình làm việc chính thức, 14 dự án luật sẽ được trình Quốc hội thông qua và cho ý kiến 7 dự án tại kỳ họp thứ 3. 18 dự án luật sẽ được trình Quốc hội thông qua và cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4. Hai dự án pháp lệnh mới và các dự án thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2011 nhưng chưa được thông qua cũng sẽ được trình Quốc hội trong kỳ họp này.

(Theo VOV)