Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng Hồ Chí Minh
Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu thử nghiệm đường hầm nối châu Á và châu Âu
Thứ hai: 05:47 ngày 05/08/2013

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Đoạn đường hầm thử nghiệm này nằm trong siêu dự án có tên là Marmaray, vốn được kỳ vọng sẽ khiến Thổ Nhĩ Kỳ trở thành trung tâm mới của thế giới hiện đại.

HTML clipboard

Hôm 4.8, Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu đưa vào sử dụng thử nghiệm tuyến đường hầm dài 13,6km nằm bên dưới eo biển Bosphorous, nối liền hai đầu châu Á và châu Âu của thành phố Istanbul.

Phối cảnh tuyến đường sắt dưới biển nối liền châu Á – châu Âu. Ảnh: anadoluyakasi

Tham dự sự kiện này có Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.

Đoạn đường hầm thử nghiệm này nằm trong siêu dự án có tên là Marmaray, vốn được kỳ vọng sẽ khiến Thổ Nhĩ Kỳ trở thành trung tâm mới của thế giới hiện đại.

Tuyến đường hầm dài 13,6km, băng qua eo biển Bosphorus, được sử dụng cho việc vận chuyển giữa Kazilicesme, Yenikapi và Sirkeci bên phía châu Âu và Uskudar, bên phía châu Á cho đến khi phần còn lại của dự án này hoàn thành, vốn kéo dài thành 76,3km nằm giữa hai vùng Gebze (phía Đông) và Halkali (phía Tây).

Toàn bộ tuyến đường gồm có 11 khu vực khác nhau, mỗi khu vực dài 131m. Các khu vực được xây dựng bên dưới lòng đại dương, cách mực nước biển 54,8m. Hệ thống đường ngầm này nối kết phần đất từ Kazliesme thuộc châu Âu và vùng đất Ayrilikcesme thuộc Istanbul, châu Á.

Việc xây dựng đường hầm Marmaray bắt đầu vào tháng 8.2004 với kinh phí đầu tư vào khoảng 2,7 tỉ USD. Tổng cộng chi phí cho dự án này có thể sẽ lên đến 5 tỉ USD.

Dự kiến, đường hầm mang tên Marmaray này sẽ chính thức mở cửa vào ngày 29.10, nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập nước Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ. 

Istanbul là thành phố đặc biệt nhất nhì thế giới bởi nó nằm trên 2 châu lục, đồng thời là cửa ngõ chiến lược giữa phương Đông và phương Tây. Tuy nhiên, giao thương hàng hoá giữa 2 phần của thành phố này đều bị eo biển Bosphorus ngăn cách.

Phần đất Thổ Nhĩ Kỳ thuộc lãnh thổ châu Âu phát triển khá mạnh mẽ trong khi nửa còn lại trên đất châu Á lại khá nghèo nàn, lạc hậu. Chính vì lẽ đó, dự án hầm ngầm sâu nhất thế giới sẽ “kéo” 2 lục địa tới gần nhau hơn, đồng thời cân bằng phát triển kinh tế giữa 2 miền.

TÙNG LÂM

Theo THX

Từ khóa:
Tin cùng chuyên mục