Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Thúc đẩy quan hệ Ấn Độ - Việt Nam phát triển mọi mặt
Chủ nhật: 14:14 ngày 07/01/2018

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Nhân kỷ niệm 46 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ (7/1/1972-7/1/2018), chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài viết của Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Sushma Swaraj đăng trên Đặc san “Việt Nam - Ấn Độ: Đối tác chiến lược toàn diện”.

Quan hệ giữa hai nền văn minh Ấn Độ và Việt Nam có lịch sử 2.000 năm, bắt đầu bằng việc trao đổi giữa các thương nhân và tăng ni. Như Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã tuyên bố trong chuyến thăm chính thức Việt Nam năm 2016, người Ấn Độ mang đến Việt Nam Thông điệp của Đạo Phật - thông điệp hoà bình và yêu thương. Chính vì vậy mà người Ấn Độ luôn có một vị trí đặc biệt trong trái tim của người dân Việt Nam.

Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam đã gắn kết hơn trong cuộc đấu tranh giành tự do dưới sự lãnh đạo của các lãnh tụ hai nước là Mahatma Gandhi, Jawaharlal Nehru và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mối quan hệ này đã được kiểm nghiệm qua cuộc đấu tranh thống nhất đất nước, tiếp đó là công cuộc tái thiết đất nước của Việt Nam và Ấn Độ là người bạn thân thiết của Việt Nam.

Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Sushma Swaraj.

Trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Narendra Modi, chuyến thăm song phương đầu tiên của Thủ tướng Ấn Độ trong 15 năm qua, hai bên đã nâng cấp quan hệ lên thành Đối tác chiến lược toàn diện, bao gồm các lĩnh vực hợp tác quan trọng như quốc phòng và an ninh, quan hệ kinh tế sâu rộng, hợp tác văn hoá gần gũi hơn và quan hệ nhân dân phát triển mạnh.

Tôi đã có những kỷ niệm khó quên về chuyến thăm Việt Nam tháng 8/2014 khi tận mắt chứng kiến những bước tiến lớn của Việt Nam trong hai thập kỷ qua, đưa hàng triệu người Việt Nam thoát đói nghèo và đảm bảo tăng trưởng vững chắc cho Việt Nam.

Tôi có thể thấy hình bóng câu chuyện tăng trưởng của Ấn Độ ở Việt Nam. Tôi cũng đã có cơ hội gặp gỡ các nhà lãnh đạo Việt Nam, trao đổi về quan hệ song phương và tình hình khu vực cũng như thế giới và trực tiếp tiếp xúc với người dân để cảm nhận tình hữu nghị giúp hai nước chúng ta gần gũi nhau hơn. Chuyến thăm là một trải nghiệm khó quên.

Tháng 7/2017, tôi đã có dịp chào đón Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trong chuyến thăm Ấn Độ. Nhân dịp đó, hai chúng tôi đã thông qua chương trình hành động thực hiện quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện đã được Thủ tướng Modi và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thoả thuận năm 2016.

Đây là một phần trong cố gắng chung của hai nước chúng ta nhằm thúc đẩy quan hệ trên mọi lĩnh vực để quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ phải là yếu tố đảm bảo ổn định, thúc đẩy tăng trưởng và phồn vinh ở khu vực và trên thế giới.

Hai nước đều có cơ cấu dân số trẻ, đại đa số dưới 35 tuổi. Họ có khát vọng, mong muốn thay đổi. Chính phủ Ấn Độ đang tập trung tiến hành cải cách kinh tế cơ bản và thay đổi chính sách nhằm tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh, tận dụng những sáng kiến và tinh thần doanh nghiệp của giới trẻ, khuyến khích thành lập công ty khởi nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau, tiến hành cải tạo kỹ thuật số để không còn bất kỳ công dân Ấn Độ nào tụt hậu về mặt kỹ thuật số, đồng thời đảm bảo kinh tế Ấn Độ tiếp tục tăng trưởng kết hợp gìn giữ môi trường.

Hợp tác quốc phòng có vai trò quan trọng trong quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước. Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng Ấn Độ và Việt Nam giai đoạn 2015-2020 đã được hai Bộ trưởng Quốc phòng ký năm 2015 là lộ trình quan trọng.

Đồng nghiệp của tôi, ông Manohar Parikar, khi đó là Bộ trưởng Quốc phòng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong chuyến thăm Việt Nam tháng 6/2016. Chúng tôi cũng có vinh hạnh được đón Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch sang thăm Ấn Độ tháng 12/2016.

Đối thoại an ninh cấp Thứ trưởng hai nước lần thứ 10 đã diễn ra tại Hà Nội ngày 1/3/2017. Thủ tướng hai nước đã cam kết đưa hợp tác an ninh và quốc phòng giữa hai nước đi vào chiều sâu vì lợi ích của cả hai bên. Nhân chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Ấn Độ, Bộ đội biên phòng Việt Nam và Công ty M/s Larsen & Toubro đã ký kết hợp đồng cung cấp tàu tuần tra cao tốc.

Cũng trong chuyến thăm, Thủ tướng Modi đã thông báo về khoản tín dụng mới trị giá 500 triệu USD dành cho Việt Nam nhằm tạo điều kiện để hai bên tăng cường hợp tác quốc phòng và một khoản viện trợ không hoàn lại 5 triệu USD để xây dựng Công viên Phần mềm quân đội tại Đại học Thông tin liên lạc ở Nha Trang.

Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Sushma Swaraj và Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Tôn Sinh Thành dự Lễ kỷ niệm 25 năm Đối tác ASEAN - Ấn Độ.

Đối thoại giữa lực lượng vũ trang hai nước diễn ra cởi mở và thực chất hơn. Hai nước cũng hợp tác mạnh mẽ và lâu năm trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực.

Tàu hải quân Ấn Độ thường xuyên thăm cảng Việt Nam và lực lượng cảnh sát biển hai nước cũng có mối quan hệ hợp tác bền chặt. Hải quân Việt Nam lần đầu tiên tham gia Lễ duyệt hạm quốc tế tại Visakhapatnam, Ấn Độ tháng 2/2016.

Hợp tác an ninh giữa hai nước được triển khai mạnh mẽ trong cả các vấn đề vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống, chống khủng bố, chống tội phạm mạng và kỹ thuật cao và tăng cường an ninh mạng.

Tôi vui mừng nhận thấy hai nước thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao. Tháng 12/2016, Ấn Độ đã có vinh dự tiếp đón Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Chuyến thăm đã góp phần tăng cường kết nối giữa hai Quốc hội.

Đồng nghiệp của tôi, bà Nirmala Sitharaan, Bộ trưởng Công Thương đã thăm Hà Nội tháng 5/2017, và dẫn đầu đoàn Ấn Độ tham dự Hội nghị Bộ trưởng giữa kỳ Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Cũng như Việt Nam, Ấn Độ ủng hộ sớm hoàn tất đàm phán RCEP.

Quốc vụ khanh phụ trách đối ngoại Tiến sĩ V. K. Singh thăm Việt Nam tháng 4/2017, khai trương các hoạt động kỷ niệm Năm Hữu nghị và thảo luận với các nhà lãnh đạo Việt Nam. Cả hai người đều bày tỏ cảm kích trước lòng mến khách, sự đón tiếp nồng nhiệt và tình hữu nghị của Việt Nam.

Tăng cường thương mại và đầu tư là mục tiêu chiến lược quan trọng. Theo thống kê của phía Ấn Độ, thương mại hai chiều năm 2016- 2017 đạt hơn 10 tỷ USD. Hai bên cam kết sẽ đa dạng hoá các mặt hàng và xác định những lĩnh vực hợp tác mới, nhằm hướng tới đạt mục tiêu thương mại hai chiều đã được lãnh đạo hai nước đề ra là 15 tỷ USD vào năm 2020.

Đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam đang ở mức 1,3 tỷ USD, được kỳ vọng sẽ cao hơn khi nhà máy điện Long Phú 2 có công suất 1320 MW được xây dựng. Dự án này có giá trị là 2,2 tỷ USD. Việc Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện để dự án nhanh được thực hiện sẽ góp phần khuyến khích đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam.

Do hai Chính phủ đều cam kết tăng tỷ phần năng lượng tái tạo trong tổng công suất điện sản xuất, tôi cho rằng các công ty Ấn Độ đang hoạt động tích cực trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng có hiệu quả sẽ sẵn sàng đầu tư vào Việt Nam.

Khoa học và công nghệ là một lĩnh vực hợp tác song phương quan trọng khác. Các bản ghi nhớ và thoả thuận ký kết nhân chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Modi về thăm dò và sử dụng không gian vì mục đích hoà bình, hợp tác công USD vào năm 2020.

Đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam đang ở mức 1,3 tỷ USD, được kỳ vọng sẽ cao hơn khi nhà máy điện Long Phú 2 có công suất 1.320 MW được xây dựng. Dự án này có giá trị là 2,2 tỷ USD. Việc Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện để dự án nhanh được thực hiện sẽ góp phần khuyến khích đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam.

Do hai Chính phủ đều cam kết tăng tỷ phần năng lượng tái tạo trong tổng công suất điện sản xuất, tôi cho rằng các công ty Ấn Độ đang hoạt động tích cực trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng có hiệu quả sẽ sẵn sàng đầu tư vào Việt Nam. Khoa học và công nghệ là một lĩnh vực hợp tác song phương quan trọng khác.

Các bản ghi nhớ và thoả thuận ký kết nhân chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Modi về thăm dò và sử dụng không gian vì mục đích hoà bình, hợp tác công nghệ thông tin, an ninh mạng và Hiệp định khung về sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hoà bình là minh chứng cho những ưu tiên của hai Chính phủ giành cho lĩnh vực này.

Tôi tin rằng công nghệ thông tin là lĩnh vực hợp tác có nhiều tiềm năng phát triển. Năm 2015, Thủ tướng Modi đã thông báo Ấn Độ dành cho Việt Nam khoản tín dụng 1 tỷ USD để thực hiện các sáng kiến kết nối số và kết nối giữa nhân dân hai nước. Chúng tôi mong sớm thực hiện các dự án trong khuôn khổ này với Việt Nam.

Hợp tác văn hoá và thông tin tuyên truyền là lĩnh vực quan trọng mà Chính phủ Ấn Độ đang tập trung thúc đẩy. Việc mở Trung tâm Văn hoá Ấn Độ tại Hà Nội và các lớp Yoga tại đó đã đáp ứng nhu cầu lâu nay. Phim truyền hình và phim Ấn Độ được người dân Việt Nam ưa thích. Tôi có ấn tượng về việc người Việt Nam rất yêu thích Yoga, bởi vậy hàng ngàn người Việt Nam ở nhiều thành phố đã tham gia lễ kỷ niệm ngày Yoga quốc tế trong ba năm qua.

Yoga thực sự đã trở thành yếu tố văn hoá gắn kết hai dân tộc chúng ta. Chúng tôi mong muốn tăng cường hơn nữa mối quan hệ này. Thực hiện Nghị định thư về bảo tồn và trùng tu Tháp Chàm tại Mỹ Sơn, các chuyên gia từ Viện Khảo cổ Ấn Độ đã bắt đầu công việc duy tu tại tỉnh Quảng Nam. Chúng tôi vui mừng được đóng góp vào việc bảo tồn di sản văn hoá chung của hai nước. Những ngôi đền chùa Đạo Phật và Đạo Hindu của Việt Nam chứng tỏ giữa hai nước và hai dân tộc chúng ta đã có quan hệ văn hoá từ lâu đời.

Chúng ta cam kết sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác ở các diễn đàn khu vực và quốc tế, đặc biệt trong ASEAN, tổ chức quan trọng với cả hai nước do đặc điểm lịch sử, địa lý, không gian chiến lược và kinh tế chúng ta cùng chia sẻ. Chúng tôi tin rằng ASEAN có vai trò trung tâm góp phần mang lại an ninh, ổn định cho khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Chính phủ Ấn Độ đã có khuôn khổ hợp tác và tầm nhìn cho quan hệ hai nước trong khuôn khổ chính sách “hướng Đông” và “hành động hướng Đông” của mình. Năm nay, quan hệ Đối tác đối thoại giữa Ấn Độ và ASEAN đã bước sang năm thứ 25 và Ấn Độ kỷ niệm sự kiện này bằng nhiều hoạt động như Hội nghị cấp cao thanh niên Ấn Độ - ASEAN, hội nghị và hội thảo...

Nguồn baoquocte

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục