Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tòa án nhân dân huyện Gò Dầu: Được đề nghị tặng Cờ thi đua Chính Phủ
Thứ sáu: 08:54 ngày 13/10/2023

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Tại hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2023 Cụm thi đua số VIII Tòa án nhân dân.

Cụm thi đua số VIII Tòa án nhân dân gồm 7 Tòa án thuộc các tỉnh: Đồng Nai, Bình Thuận, Lâm Đồng, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu được tổ chức tại Tây Ninh sáng 12.10, Tòa án nhân dân huyện Gò Dầu được bình xét đề nghị tặng Cờ thi đua Chính Phủ.

Phiên tòa xét xử các đối tượng tổ chức đánh bạc và tham gia đánh bạc.

Tòa án nhân dân huyện Gò Dầu (tỉnh Tây Ninh) được thành lập từ năm 1976. Trải qua 47 hình thành và phát triển, các thế hệ cán bộ, công chức ngành Tòa án huyện Gò Dầu luôn phát huy truyền thống của ngành với tinh thần "Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư", tập thể cán bộ công chức luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, gặt hái nhiều thành tích nổi bật.

Kết quả đó là sự nỗ lực vượt bậc của toàn thể cán bộ, công chức Tòa án nhân dân huyện. Chi ủy và lãnh đạo đơn vị luôn xác định thi đua là động lực để mỗi cán bộ, đảng viên phấn đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ trên từng vị trí công tác được giao, đóng góp công sức cho nhiệm vụ chung của đơn vị.

Ngay từ đầu năm, đơn vị xây dựng kế hoạch thi đua, khen thưởng trên cơ sở quy định của Tòa án nhân dân tối cao. Đơn vị đã quán triệt đầy đủ các văn bản hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng đến toàn thể cán bộ, công chức của đơn vị với khẩu hiệu hành động: “Đoàn kết, sáng tạo, vì chất lượng công việc”, bám sát nội dung phát động xuyên suốt của Tòa án nhân dân tối cao năm 2023: “Đoàn kết, sáng tạo, kỷ cương, nêu gương, trách nhiệm, quyết tâm thực hiện thắng lợi phong trào thi đua Vì công lý”.

Bí thư Huyện ủy Gò Dầu Huỳnh Thanh Phương trao bằng khen của Tòa án nhân dân tối cao cho cá nhân và tập thể.

Năm 2023 với chủ đề “Phát huy truyền thống đoàn kết, trách nhiệm, kỷ cương, vì công lý; công chức, viên chức và người lao động Tòa án nhân dân thi đua phấn đấu hoàn thành đạt và vượt toàn diện các chỉ tiêu nhiệm vụ công tác năm 2023; lập thành tích chào mừng 75 năm truyền thống thi đua yêu nước, 78 năm truyền thống Tòa án nhân dân và kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện trọng đại của đất nước”.

Cấp ủy, lãnh đạo đơn vị đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, quán triệt sâu sắc đến cán bộ, đảng viên, công chức người lao động về tư tưởng thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua đó, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, người lao động nắm vững nội dung cốt lõi của phong trào mà Tòa án nhân dân tối cao đề ra.

Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động, đặc biệt là công tác xét xử, không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội. Xây dựng và rèn luyện đội ngũ cán bộ, thẩm phán liêm chính, công tâm; vững vàng về bản lĩnh chính trị, trong sạch về đạo đức; tinh thông về pháp luật; đủ phẩm chất, năng lực, uy tín đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu thi đua về chuyên môn nghiệp vụ theo nội dung Chỉ thị số: 01 ngày 3.1.2023 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, từ ngày 1.10.2022 đến ngày 30.9.2023, Tòa án nhân dân huyện Gò Dầu giải quyết 2.000/2.071 vụ, việc đã thụ lý các loại, đạt 96,57%.

Trong đó, thụ lý theo tố tụng là 1.523/1.594 vụ, việc đã thụ lý các loại, đạt 95,55%. So với cùng kỳ số án thụ lý tăng 197 vụ, việc và số án giải quyết tăng 205 vụ, việc; tỷ lệ giải quyết tăng 1,55%. Xem xét công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án là 477/477 vụ, việc có yêu cầu, đạt 100%; số án thụ lý và giải quyết đều tăng 317 vụ, việc, giữ mức 100%. Bình quân mỗi Thẩm phán giải quyết 12,82 vụ/tháng.

Chất lượng xét xử, giải quyết các loại án tiếp tục được nâng lên, tỷ lệ án bị hủy, bị sửa do nguyên nhân chủ quan so với cùng kỳ năm 2022 giảm 0,12% và thấp hơn mức tối thiểu quy định (không quá 1,5%). Năm 2023 Tòa án nhân dân huyện Gò Dầu không có trường hợp án tuyên không rõ ràng gây khó khăn cho việc thi hành án.

Năm 2023 đơn vị tổ chức 10 phiên tòa trực tuyến đối với vụ án hình sự, vượt chỉ tiêu 8 vụ (yêu cầu của Tòa án nhân dân tối cao là ít nhất 2 vụ việc đối với Tòa án nhân dân cấp huyện). Tổ chức 16 phiên tòa rút kinh nghiệm, bao gồm: 6 phiên tòa hình sự và 10 phiên tòa dân sự.

Bảo đảm mỗi Thẩm phán từ 1 phiên tòa rút kinh nghiệm trở lên, trong đó có 1 Thẩm phán tổ chức 3 phiên tòa rút kinh nghiệm đối với vụ án dân sự, vượt chỉ tiêu 2 vụ so với yêu cầu của Tòa án nhân dân tối cao. Sau mỗi phiên tòa, lãnh đạo đơn vị đều tổ chức họp để rút kinh nghiệm chung cho toàn đơn vị.

Về công bố bản án, quyết định của Tòa án, Tòa án nhân dân huyện Gò Dầu đã đăng 249/249 bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật được công bố trên cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân, đạt 100%. Bảo đảm 100% các bản án, quyết định thuộc trường hợp công bố phải được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án.

Công đoàn TAND huyện Gò Dầu tham gia phong trào TDTT.

Về tương tác phần mền Trợ lý ảo của Thẩm phán trong đơn vị, theo tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao và lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh, Thẩm phán trong đơn vị đã thực hiện tốt về đặt câu hỏi và câu trả lời tương tác trên phần mền Trợ lý ảo nhằm tận dụng tối đa những tiện ích từ phần mền này đưa ra.

Kết quả, có 300 lượt đặt câu hỏi và câu trả lời tương tác của các Thẩm phán trên phần mền Trợ lý ảo. Bảo đảm 100% Thẩm phán sử dụng, tương tác và vượt chỉ tiêu so với yêu cầu của Tòa án nhân dân tối cao là mỗi Thẩm phán phải đóng góp ít nhất 1 câu hỏi và câu trả lời cho phần mềm Trợ lý ảo.

Thực hiện Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, ngay từ khi Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án có hiệu lực thi hành và tại Tòa án nhân dân huyện Gò Dầu được cấp trên bổ nhiệm 5 Hòa giải viên.

Đơn vị phân công cán bộ phụ trách giúp đỡ Hòa giải viên trong giai đoạn đầu và trang bị đầy đủ các thiết bị, phục vụ công tác. Trong năm 2023, đơn vị đã nhận 616 đơn đủ điều kiện tiến hành hòa giải, đối thoại bao gồm: Dân sự: 278 vụ, hôn nhân và gia đình: 331 vụ, kinh doanh thương mại: 3 vụ, lao động: 4 vụ và hành chính: 1 vụ. Trong đó có 612 đơn các bên đồng ý hòa giải và 4 đơn người bị kiện không đồng ý hòa giải.

Để thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, đơn vị thường xuyên triển khai công tác phòng, chống tham nhũng trong cơ quan, đơn vị. Ngay từ đầu năm, đơn vị phát động phong trào thi đua, sau mỗi đợt thi đua tiến hành bình xét và chọn ra những người có thành tích tốt để biểu dương khen thưởng, đồng thời chọn cá nhân điển hình tiên tiến nhằm phát huy tính khích lệ của phong trào thi đua, đem lại hiệu quả thiết thực trong công tác.

Đặc biệt, phong trào thi đua tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm của công tác cải cách tư pháp trong hoạt động xét xử và xây dựng tổ chức, chấp hành nghiêm chỉ thị của Chánh án TAND tối cao về việc nâng cao tinh thần trách nhiệm của Thẩm phán, cán bộ công chức của hệ thống Tòa án nhân dân. Nâng cao chất lượng xét xử các loại án, kiên quyết không để xử án oan sai, không để lọt người, lọt tội, hạn chế đến mức thấp nhất án bị huỷ, sửa nghiêm trọng do lỗi của Thẩm phán.

Kết quả phong trào thi đua trong năm 2023 tiếp tục khẳng định tinh thần “Phụng công thủ pháp, chí công, vô tư” của từng cán bộ, công chức Tòa án nhân dân huyện Gò Dầu.

Ông Trần Thanh Vũ- Bí thư Chi bộ, Chánh án Tòa án nhân dân huyện Gò Dầu cho biết, để tiếp tục lan tỏa kết quả phong trào thi đua, Tòa án nhân dân huyện Gò Dầu đề ra phương hướng năm 2024 tiếp tục tăng cường vai trò lãnh đạo của Cấp ủy Đảng đối với công tác thi đua, khen thưởng, đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức phong trào thi đua yêu nước.

Phong trào thi đua yêu nước phải tập trung hướng về cơ sở, bám sát nhiệm vụ chính trị trọng tâm, cấp bách, giải quyết khâu yếu, mặt yếu, việc khó, việc mới để tổ chức phát động với các hình thức thi đua phong phú, hấp dẫn.

Đổi mới công tác phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước. Đổi mới, bảo đảm thực hiện đồng bộ ở cả bốn khâu: phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến. Thực hiện tốt việc đổi mới công tác khen thưởng, bảo đảm chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch.

Tổ chức, triển khai và thực hiện có hiệu quả Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án năm 2020. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, tự đào tạo của các Thẩm phán, Thư ký và Hòa giải viên nhằm tổ chức được công tác hòa giải, đối thoại có chất lượng, hiệu quả.

Triển khai và tiếp tục thực hiện phiên tòa rút kinh nghiệm, tổ chức phiên tòa trực tuyến và sử dụng, tương tác và đóng góp cho phần mền Trợ lý ảo theo yêu cầu của lãnh đạo cấp trên và hưởng ứng, tham gia tích cực các phong trào thi đua khen thưởng do cấp trên, đơn vị tổ chức.

Gia Huy

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục