Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Toạ đàm về “ Phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”
Thứ hai: 07:26 ngày 18/04/2011

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức cuộc Toạ đàm về “ Phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”.

Các nhà nghiên cứu, lý luận tham gia Toạ đàm.

Chiều 17.4, tại Hà Nội, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức cuộc Toạ đàm về “ Phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. Đây là hoạt động thiết thực nhằm cụ thể hoá Chỉ thị của Bộ Chính trị về việc khai việc học tập, quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XI. Qua đó đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân và các hoạt động thông tin đối ngoại về các nội dung cơ bản của các văn kiện Đại hội XI.

Tham dự Toạ đàm, có các đồng chí: GS.TS Hoàng Chí Bảo, PGS.TS Bùi Đình Bôn (Hội đồng Lý luận Trung ương); PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, GS.TS Nguyễn Đình Kháng (Học viện CTHCQG Hồ Chí Minh), PGS.TS Nguyễn Viết Thảo, Tổng Biên tập Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.

Theo các nhà nghiên cứu lý luận, Cương lĩnh (Bổ sung, phát triển năm 2011) đã xác định rõ hơn mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”.

Tại buổi toạ đàm, các nhà nghiên cứu lý luận đã phân tích rõ 8 phương hướng xây dựng XHCN mà Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và các Văn kiện đại hội XI đã thông qua:

Một là, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguy ên, môi trường.

Hai là, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ba là, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Năm là,

thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.

Sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.

Bảy là, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Tám là, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh.

Các đại biểu nhất trí đánh giá: những phương hướng cơ bản nêu trên đã thể hiện tính hệ thống, đồng bộ của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, vừa đúng xu thế thời đại, vừa phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Quá trình thực hiện các phương hướng cơ bản phải đặc biệt chú trọng và giải quyết các mối quan hệ trong quá trình đổi mới. Đó là: quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; quan hệ giữa kinh tế thị trường  và định hướng xã hội chủ nghĩa; quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất phù hợp; quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; quan hệ giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế; quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.

Trao đổi về các nội dung của 8 phương hướng xây dựng XHCN, các nhà nghiên cứu lý luận khẳng định: Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử. Thực tiễn phong phú và những thành tựu đạt được qua 25 năm đổi mới, 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo; đi lên chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn phù hợp với quy luật khách quan và thực tiễn cách mạng Việt Nam. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới bảo đảm cho dân tộc ta có độc lập, tự do thực sự, đất nước phát triển phồn vinh, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc”.

Để thực hiện tốt phương hướng đó, theo các nhà lý luận, cần có các giải pháp đồng bộ để thực hiện 8 phương hướng trên, trong đó nhất thiết phải đảm bảo sự lãnh đạo, quản lý của Đảng. Các nhà lý luận cũng nêu rõ những nhóm giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi 8 phương hướng xây dựng XHCN mà Đảng ta đã xác định.

Qua buổi toạ đàm lần này, các đại biểu đã phân tích kỹ. làm rõ những nội dung, những nội hàm chủ yếu trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Thông qua buổi toạ đàm, góp phần đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân và các hoạt động thông tin đối ngoại về các nội dung cơ bản của các văn kiện Đại hội XI, đưa nghị quyết Đại hội sớm đi vào cuộc sống.

(Theo CPV)
 

Từ khóa:
data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục